Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Viên đá bạn yêu thích nói gì về bạn?

Dễ thương, lấp lánh, nhiều tia lửa và chói sáng, viên đá này đã quyến rũ chúng ta với ánh sáng và vẻ đẹp của chúng. Hầu hết mỗi người đều có một hoặc hai viên đá yêu thích trong bộ sưu tập của mình. Viên đá bạn yêu thích sẽ nói lên điều gì về bạn? Cùng Victoria Jewelry tìm hiểu một phần về con người mình qua những viên đá xinh đẹp này nhé.

Thạch anh tím
Bạn mang một tâm hồn cao cả và một trái tim lương thiện. Đôi khi bạn quá khắt khe với bản thân và những người xung quanh bạn, nhưng đó là bởi vì bạn là một người cầu toàn.
Aquamarine
Bạn mang một tâm hồn nhẹ nhàng, và bạn mong đợi một cuộc sống bình yên và thanh thản. Trung thành và chân thật, bạn là một người bạn tận tâm và chu đáo, là một người biết lắng nghe và đồng cảm.

Thạch anh vàng
Tích cực và lạc quan, bạn luôn mong muốn sự thoải mái cho bản thân. Bạn cũng có bản tính tò mò và luôn muốn tìm hiểu tất cả các tin tức hay sự kiện thú vị và chia sẻ nó với mọi người.
Dây chuyền đá quý thạch anh vàng
Kim cương
Phẩm chất hay chất lượng là điều vô cùng quan trọng với bạn, cho dù bất kể đó là người, địa điểm hay sự vật sự việc nào đó. Bạn là người độc lập, có năng lực và luôn sẵn sàng tiếp nối truyền thống.

Emerald
Bạn có một trái tim rộng lượng và thích làm mọi thứ cho người khác. Mọi người thường tìm đến bạn khi cần sự thoải mái và những lời khuyên bởi sự hiện diện của bạn có thể làm dịu đi những mệt mỏi của người khác.

Garnet
Bạn có một bộ óc tốt cho kinh doanh và lãnh đạo, nhưng lại thường đánh giá thấp khả năng của chính mình. Bạn là một người rất tận tâm, nhiệt tình và can đảm.
Nhẫn đính đá garnet - Thạch Lựu (Srilanka)
Onyx
Kiên định và quyết tâm, bạn luôn làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Bạn luôn suy nghĩ có logic, nhưng từ nay về sau, bạn cũng cần thư giãn và không nên nghiêm khắc quá với bản thân.

Opal
Có một phẩm chất ngôi sao nhất định trong con người bạn, chúng chứa đựng cả sự ấm áp, sự tự nhiên, thoải mái, và uy tín. Bạn cũng rất dễ thích ứng trong mọi tình huống xảy ra.

Ngọc trai
Nhạy cảm và tình cảm, bạn luôn đặt gia đình và người thân lên trên hết. Bạn thích những điều đơn giản trong cuộc sống và không cầu nhiều thứ để có được hạnh phúc.

Peridot
Bạn có một đôi mắt sáng rõ để nhìn nhận mọi thứ một cách chi tiết rõ ràng và có tổ chức. Bên cạnh khả năng mang lại trật tự ra khỏi sự hỗn loạn, bạn cũng rất vui vẻ, thiết thực và thoải mài về tiền bạc.
Dây chuyền mặt đá quý peridot
Sapphire
Trung thành và tận tâm, bạn là người luôn tìm kiếm sự thật. Khi nói đến những lí tưởng của bạn, bạn rất vững vàng và kiên quyết. Và bạn là một người bạn vô cùng tuyệt vời.

Turquoise
Bạn là người đáng tin cậy và dường như có một thiên bẩm chữa bệnh tuyệt vời. Bất kể tuổi tác của bạn, bạn luôn suy nghĩ chín chắn và hiểu được bản chất của thực tại.

Ruby
Tràn đầy năng lượng và sức sống, bạn được xem như là một sức mạnh khổng lồ. Can đảm và tự tin, bạn luôn nhìn về tương lai phía trước dù bất kể khó khăn đến đâu. Ở bạn, mọi người luôn nhìn thấy sự hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt. 

Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Đá quý màu sẽ dẫn dắt thị trường năm 2016

"Trang sức đá quý đẹp có màu sắc rực rỡ đã lập kỉ lục mới cho Bonhams vào năm 2015, và sẽ tiếp tục có được nhu cầu cao vào năm 2016", các nhà đấu giá cho biết.

Emily Barber, giám đốc bộ phận trang sức của Bonhams tại London, dự đoán rằng, các loại đá quý màu sắc khác nhau sẽ dẫn dắt thị trường. Barber nói: “Không nghi ngờ gì rằng chúng ta đang nhìn thấy sự trở lại của cái gọi là đá quý: ngọc lục bảo, ruby và sa-phia. Nhu cầu ngày càng mạnh mẽ và chúng thì đang được trả với mức giá kỉ lục. Chúng ta cũng đang nhìn thấy giá cao được trả cho các màu khác như: spinel và chúng tôi đang mong đợi nhìn thấy nhu cầu tăng cao cho những viên đá quý màu tuyệt vời này trong năm tới.”

Giá cho kim cương màu được ưa thích, đặc biệt là kim cương xanh, có thể có trong tầng bình lưu, bởi vì chỉ có 0.04% số kim cương chất lượng đá quý được khai thác có màu xanh. Tháng 12/2015, Bonhams London đã bán một viên kim cương cắt bước xanh xám 2.97 carats với 1.5 triệu bảng Anh, hơn hẳn giá dự tính ban đầu của nó là 500.000 – 700.000 bảng Anh.
Sapphire từ Kashmir cũng được mong đợi sẽ vượt qua dự kiến ban đầu của nó ở buổi đấu giá. Tháng 12/2015, Bonhams London đã bán một đôi bông tai kim cương từ cuối thế kỉ 19 được đính đá sapphire Kashmir với giá 1.5 triệu bảng Anh, vượt mức ước tính trước khi bán là 500.000 – 700.000$.


Trong khi đó, các nhà sưu tầm đã cho thấy sự quan tâm lớn đối với spinel, tourmalines, và ruby từ các địa điểm mới như Madagascar, đặc biệt là Bonhams. Những viên đá này cũng trở nên hấp dẫn hơn khi giá cả của đá quý truyền thống đã tăng vọt ra khỏi tàm kiểm soát.
Một ví dụ điển hình là viên Hope spinel mà Bonhams bán vào tháng 9/2015 với 962.500 bảng Anh – hoặc một giá kỉ lục thế giới mới với giá 30.000 bảng Anh cho mỗi carats, vượt xa ước tính trước khi bán là 150.000 – 200.000 bảng Anh.


Xếp cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một loạt các sản phẩm của các nghệ nhân kim hoàn đang giành được nhiều sự chú ý ở các thị trường thứ cấp, bởi đồ trang sức đang được quan tâm rộng rãi như một hình thức nghệ thuật theo cách riêng của mình.

Bonhams nói: “Nếu nghệ thuật là quan trọng bởi nó cho thấy những gì chúng ta đang có, những gì chúng ta có thể, thì trang sức, trang sức sau cùng sẽ là sự biểu hiện hoàn hảo nhất cho điều này". Tham khảo: Những mẫu nhẫn đá quý xu hướng 2016 tại Victoria Jewelry

Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Các phương pháp xử lí đá quý thông dụng

Đá quý thường được xử lí để tăng cường màu sắc hoặc độ trong của đá. Tùy thuộc vào mức độ và loại điều trị, chúng có thể  ảnh hưởng tới giá trị của đá. Một số phương pháp xử lí được sử dụng rộng rãi vì những viên đá sau xử lí vẫn bền vững, một số khác thì không được phổ biến như vậy bởi màu sắc của những viên đá sau xử lí không ổn định và có thể trở lại về màu sắc và những đặc điểm ban đầu.

Xử lí nhiệt
Xử lí nhiệt có thể cải thiện màu sắc hoặc độ trong của đá quý. Quá trình xử lí nhiệt đã được biết đến với các thợ khai thác mỏ và thợ mài cắt trong nhiều thế kỉ và nhiều loại đá đã qua xử lí nhiệt là một thực tế phổ biến. Hầu hết thạch anh vàng được tạo ra bằng cách xử lí nhiệt đá thạch anh tím và xử lí nhiệt từng phần với những viên ametrine – loại đá một phần là thạch anh tím và một phần là thạch anh vàng, có độ chênh lệch lớn. Nhiều viên aquamarie được  xử lí nhiệt để loại bỏ tông màu vàng và thay đổi màu xanh thành màu xanh đậm hơn hoặc tăng cường màu xanh hiện có thành màu xanh tinh khiết hơn.

Đá saphia trước và sau khi xử lí nhiệt 
Hầu như các tanzanite đều được xử lí ở một nhiệt độ thấp hơn để loại bỏ những màu sắc nhạt và mang lại một màu xanh/tím đậm hơn. Một phần đáng kể của tất cả các ruby và sapphire được xử lí bằng nhiều phương pháp xử lí nhiệt để cải thiện cả về màu sắc và độ trong của đá.
Khi đồ trang sức có chứa kim cương được xử lí nhiệt (để sửa chữa), các viên kim cương cần được bảo vệ với axit boric, nếu không kim cương (thực chất là cacbon nguyên chất) có thể bị đốt cháy trên bề mặt hoặc thậm chí là có thể bị đốt cháy hoàn toàn. Khi đồ trang sức  có chứa ruby hoặc sapphine được xử lí nhiệt, nó không nên được phủ với axit boric hay bất kì chất nào khác, vì điều này có thể phá vỡ bề mặt, chúng không có được sự bảo vệ như kim cương.

Bức xạ
Hầu như tất cả các topaz xanh, cả màu xanh nhạt hay đậm hơn như London blue, cũng được chiếu xạ để thay đổi màu sắc từ trắng sang xanh. Hầu hết thạch anh màu xanh lá cây (Oro Verde) cũng được chiếu xạ để có được màu vàng – xanh. Trong tự nhiên, vẫn tồn tại topaz xanh nhưng màu sắc tương đối nhạt.
Đá topaz xanh đã qua bức xạ
Tráng dầu/phủ sáp
Ngọc lục bảo có chứa các khe nứt tự nhiên đôi khi được phủ đầy sáp hoặc dầu để che giấu chúng. Sáp hoặc dầu này cũng làm cho đá quý có màu sắc đẹp hơn và độ trong tinh khiết hơn. Turquoise cũng thường được xử lí một cách tương tự.

Đá quý đã qua tráng dầu
Che phủ

Che phủ vết nứt được sử dụng với nhiều loại đá quý khác nhau như kim cương, ngọc lục bảo và ngọc bích. Vào năm 2006, ruby phủ thủy tinh đã được sự đón nhận của công chúng. Viên ruby khoảng 10 carats với một vết nứt lớn đã được phủ thủy tinh, do đó đã cải thiện đáng kể bề ngoài của nó (của viên ruby lớn đặc biệt). Phương pháp xử lí này khá dễ dàng để phát hiện. 
Đá quý đã qua che phủ
Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

10 viên đá quý hiếm nhất và giá trị nhất trên thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người biết sử dụng trang sức để đeo lên người với các loại mà lần đầu tiên được làm từ những mảnh vỏ, xương và những viên đá lấp lánh và sau đó với những viên đá quý được đặt trong đồng, bạc và vàng.
Phải mất hàng triệu năm những tinh thể mới được hình thành trong tự nhiên, và chỉ có một phần nhỏ trong số chúng được tìm thấy, khai thác, cắt và bán như đá quý. Giá trị của đá quý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: sự hiếm có, chất lượng, sự gia công và thậm chí là cả vấn đề chính trị. Cùng Victoria Jewelry điểm lại những viên đá hiếm nhất và giá trị nhất trên thế giới nhé.

10. Tanzanite

Chỉ được tìm thấy ở chân núi Kilimanjaro, miền bắc Tanzania, viên đá màu xanh tím này là một viên đá đổi màu được đánh giá cao.  Mặc dù hiếm có, nhưng tanzanite vẫn có thể được khai thác trong vòng 20 – 30 năm. Không nghi ngờ gì rằng, nó sẽ trở nên có giá trị và được mong muốn nhiều hơn.
Thành phần: Canxi, nhôm, Silicon, Hydrogen, Oxygen
Giá trị thị trường: 600$ - 1.000$ cho mỗi carat.

9. Taaffeite

Taaffeite (phát âm là "tar-file") được đặt tên theo nhà ngọc học Úc Richard Taaffe, người đã phát hiện ra một mẫu đá đã được cắt và đánh bóng vào năm 1945. Chỉ có một số ít loại đá quý đã từng được tìm thấy, làm cho chúng thực sự trở thành một bộ sưu tập đá quý.
Được tìm thấy trong một loạt các màu sắc khác nhau, từ gần như không màu đến màu hoa oải hương, màu  hoa cà và hoa violet. Taaffeite xuất hiện ở Srilanka và Tanzania. Các nguồn khác cũng có thể được phát hiện, nhưng cho đến khi đó, Taaffeite vẫn là một trong những viên đá quý hiếm nhất và có giá trị nhất trên thế giới.
Thành phần: Magnesium, Beryllium, nhôm, Oxygen
Giá trị thị trường: 1500$ - 2500$ cho mỗi carat.

8. Opal đen

Loại hiếm nhất của opal, đá quý quốc gia của Úc, opal đen cũng là đá quý có giá trị nhất của loại này. Hầu hết tất cả các opal đen sẵn có đều bắt nguồn từ mỏ Lightning Ridge ở New South Wales.
Sự rực rỡ lung linh của màu sắc, hoặc thiêu đốt trong những viên ngọc tối màu, cùng với sự khan hiếm của chúng đã làm cho chúng có giá trị hơn 2300$ trên mỗi carat.
Thành phần: Silicon, Hydrogen, Oxygen
Giá trị thị trường: $ 2,355 cho mỗi carat.

7. Benitoite

Được tìm thấy ở gần sông San Benita ở California, Benitoit là một viên đá màu xanh tím lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1907. Dưới đèn UV, nó phát sáng một màu xanh rực rỡ. Một vài mẫu vật được tìm thấy ở Arkansas và Nhật Bản, nhưng mỏ thương mại chỉ có ở San Benito County, California.
Ngoài việc là đá quý quốc gia của Canifornia, benitoit còn là một viên đá quý đáng mong muốn của các nhà sưu tập, và nó cũng thường được bán trong các đồ trang sức, mặc dù hiếm khi benitoit sẵn có trong tự nhiên có kích cỡ khoảng một carat trở lên.
Thành phần: Bari, Titanium, Silicon, Oxygen
Giá trị thị trường: 3000$ - 4000$ cho mỗi carat.

6. Beryl đỏ

Cũng được gọi là Scarlet Emerald hoặc Bixbite, Beryl đỏ chỉ được tìm thấy ở Utah và và New Mexico, và mỏ thương mại chỉ tìm được trong các núi Wah Wah của Utah.
Beryl được cho là có giá trị hơnn vàng 1000 lần. Những viên đá đã được cắt mài thường được bán với giá hơn 2000$ cho mỗi carat, và thậm chí là nhiều hơn, khoảng 10000$ cho mỗi carat.
Thành phần: Beryllium, nhôm, Silicon, Oxygen
Giá trị thị trường: 10.000$  mỗi carat.

5. Alexandrite

Được đặt tên theo Nga hoàng Alexander II của Nga, loại đá quý cực hiếm này được cho là được khai thác sau các mỏ ban đầu được tìm thấy vào năm 1830 ở vùng núi Ural của Nga đã gần như cạn kiệt.
Alexandrite là một viên đá thay đổi màu sắc. Màu sắc của nó thay đổi từ đỏ sang xanh lá cây tùy thuộc vào ánh sáng mà nó tiếp xúc.
Phát hiện gần đây cở Brazil, Đông Phi và Srilanka đã đưa viên đá này trở lại thị trường, nhưng nó vẫn là loại đá được mong đợi nhất thế giới.
 Thành phần: Beryllium, nhôm, Oxygen
Giá trị thị trường: 12.000$ cho mỗi carat.
Màu sắc đá Alexandrite giống với màu của dây chuyền trang sức đá thạch anh vàng tại Victoria Jewelry mà mọi người hay bị nhầm lẫn. 

4. Jadeite

Jadeite nghe có vẻ giống với nhiều loại đá bán quý khác được gọi chung là “Jade”, nhưng đá quý vô cùng hiếm này có giá trị hơn rất nhiều lần. Được đánh giá cao nhất là khi nó có màu sâu, xanh mờ, jadeite được tìm thấy với số lượng hạn chế chủ yếu ở Myanmar.
Năm 1997, nhà đấu giá Christie bán một chiếc vòng cổ fadeite với gần 10 triệu $. Viên jadeite “imperial” có chất lượng cao nhất có thể được bán với hàng triệu đô-la cho mỗi carat khi đã được cắt gọt và đánh bóng. Thật đáng buồn là nhiều thương nhân đã giả mạo những viên đá đã qua xử lí màu là jadeite.
Thành phần: Natri, nhôm, sắt, Silicon, Oxygen
Giá trị thị trường: 20,000$ cho mỗi carat.

3. Musgravite

Một viên đá khác trong cùng dòng với taaffeite, các dãy màu của đá này trải dài từ màu xám xanh rực rỡ cho tới màu tím. Musgravite được phát hiện vào năm 1967 ở dãy Musgrave Nam Úc, và trong nhiều năm chỉ có tám mẫu vật được biết đến.
Gần đây, một số lượng nhỏ Musgravite đã được tìm thấy ở Greenland, Nam Cực, Sri Lanka, Madagascar và Tanzania. Đừng để “số dư” mới này đánh lừa bạn, mặc dù loại đá vô cùng khó khăn này vẫn còn cực kì hiếm, nó đạt ít nhất là 35.000$ cho một carat.
Thành phần: Magnesium, Beryllium, nhôm, kẽm, sắt, Oxygen
Giá trị thị trường: 35.000$ mỗi carat.
Đá Taaffeite được chế tác làm nhẫn trang sức đá quý yêu thích bởi các nữ hoàng vì có màu tối huyền bí.

2. Painite

Vào năm 1950, nhà khoáng vật học Arthur C.D. Paine đã bắt gặp một hòn đá nâu bất thường ở Myanmar (Miến Điện) mà hóa ra lại là một trong những viên đá quý hiếm nhất hành tinh. Trong nhiều thập kỷ, chỉ có hai mẫu đã mài giũa được biết đến sự tồn tại, tạo ra những viên ngọc quý gần như là vô giá.
Trong những năm gần đây, một vài tinh thể đã được tìm thấy. Nếu bạn đủ may mắn để tìm thấy một viên trên thị trường, bạn sẽ phải trả 50,000$ đến 60,000$ mỗi carat cho loại đá quý có màu từ cam tới đỏ nâu này.
Thành phần: Canxi, Zirconium, Boron, nhôm, Oxygen
Giá trị thị trường: 50.000$ đến 60.000$ mỗi carat.

1. Pink Star Diamond


Hãy nói rằng bạn đã có thêm 80 triệu $ hoặc túi bạn đã thủng một lỗ lớn. Cái gì có thể khiến bạn dành nhiều cho nó như thế? Sẽ phải là một thứ duy nhất – phải thừa nhận là đẹp – viên kim cương bắt mắt nhất mà bạn từng thấy.
Pink Star Diamond là viên kim cương “Fancy Vivid Pink” được khai thác vào năm 1999 tại Nam Phi. Với trọng lượng 59,6carats, đá quý này được bán bởi Sotheby với giá kỷ lục là  83.000.000$, hơn bất kỳ viên kim cương hoặc đá quý nào khác từng được bán trước đó.
Thành phần: Carbon

Giá trị thị trường: 83.187.381$, tương đương khoảng 1.395.761$ cho mỗi carat.

Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: da-quy-victoria.vn
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 8

Thái Bình Dương 
Nghề làm trang sức ở Thái Bình Dương bắt đầu muộn hơn so với các vùng khác bởi con người mới di cư tới đây. Đồ trang sức ở Thái Bình Dương ban đầu được làm từ xương, gỗ và các vật liệu tự nhiên khác, vì thế bây giờ chúng không còn tồn tại. Hầu hết các đồ trang sức ở Thái Bình Dương được đeo trên thắt lưng, khăn trùm đầu, vòng cổ, ghim tóc, vòng tay, và thắt lưng là phổ biến nhất. 
Ngoại trừ Úc, ở Thái Bình Dương, đeo đồ trang sức là biểu tượng cho một trong hai, khả năng sinh sản hoặc quyền lực. Những chiếc khăn đội đầu phức tạp được đeo bởi nhiều nền văn hóa Thái Bình Dương và một số khác, chẳng hạn như  các cư dân của Papua New Guinea, họ nhất định sẽ mang khăn đội đầu khi họ đã giết chết một kẻ thù. Các cư dân của bộ lạc có thể đeo những chiếc xương của lợn rừng xỏ qua mũi.
Một trang sức ở Thái Bình dương
Trang sức ở trên đảo vẫn còn rất nguyên sơ do thiếu sự trao đổi và giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài. Một số khu vực của Borneo và Papua New Guinea vẫn chưa được khám phá bởi các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên các quốc đảo bị ngập nước với các giáo sĩ phương Tây đã có những thay đổi mạnh mẽ đối với những mẫu thiết kế đồ trang sức của họ. Các giáo sĩ đã nhìn thấy rất nhiều loại trang sức của các bộ tộc giống như một dấu hiệu của sự thành tâm của những người đeo đối với ngoại giáo. Vì thế nhiều mẫu thiết kế bộ lạc đã bị mất vĩnh viễn trong loạt chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo.
Úc hiện nay là nguồn cung cấp opal số một trên thế giới. Opal đã được khai thác ở châu Âu và Mỹ từ nhiều năm trước, nhưng trong những năm cuối thế kỉ 19, thị trường opal ở Úc trở nên chiếm ưu thế. Opal Úc chỉ được khai thác ở một vài nơi trên khắp đất nước, làm cho nó trở thành một trong những loại đá có lợi ích cao nhất ở Thái Bình Dương.
Người Maori New Zealand truyền thống đã có một nền văn hóa lớn mạnh về trang sức cá nhân, nổi tiếng nhất là Hei-tiki. Hei-tiki truyền thống được chạm khắc bằng tay từ xương, nephrite, hoặc bowenite.
Vòng tay opal hiện đại
Ngày nay một loạt các mặt hàng truyền thống đầy cảm hứng như xương khắc thành mặt dây chuyền dựa trên lưỡi câu cá truyền thống hei matau và những trang sức đá xanh khác thì rất phổ biến với những người New Zealand trẻ, điều này cũng liên quan tới ý nghĩa chung của bản sắc New Zealand. Những xu hướng này đã góp phần hướng tới sự quan tâm về văn hóa và nghệ thuật của Maori truyền thống trên toàn thế giới.
Khác với trang sức tạo ra thông qua ảnh hưởng của văn hóa Maori, trang sức hiện đại của người New Zealand là đa văn hóa và đa dạng.

Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Trang chủ
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 7

Bắc và Nam Mỹ
Đồ trang sức đóng một vai trò quan trọng trong vận mệnh của châu Mỹ khi người Tây Ban Nha thành lập một đế chế để thâu tóm vàng Nam Mỹ. Nghề làm trang sức đã phát triển khoảng 5000 năm trước ở Trung và Nam Mỹ. Một lượng lớn vàng dễ dàng được tiếp cận và người Aztec, Mixtecs, người Maya, và nhiều nền văn hóa Andean, chẳng hạn như các Mochica của Peru, đã tạo ra những mảnh đẹp của đồ trang sức.
Với nền văn hóa Mochica, nghề làm vàng đã phát triển rực rỡ. Những mảnh trang sức không còn đơn giản, nhưng hiện nay chúng vẫn là những ví dụ bậc thầy về nghề làm đồ trang sức. Những vật trang trí mũi và tai, thùng chứa nhỏ và sáo được coi là kiệt tác của nền văn hóa cổ xưa của Peru.
Trang sức bông tai Moche, năm 1-800 công nguyên
Trong số những người Aztec, chí có giới quý tộc đeo trang sức vàng bởi nó thể hiện đẳng cấp, quyền lực và sự giàu có của họ. Trang sức vàng là phổ biến nhất ở đế quốc Aztec và thường được trang trí với lông vũ của chim Quetzal và những con khác. Nói chung, một quý tộc Aztec đeo càng nhiều trang sức trên người, địa vị hay uy tín của họ càng cao. Cho ví dụ, hoàng đế và những linh mục tối cao của ông sẽ đeo trang sức kín trên người khi xuất hiện trước công chúng. Mặc dù vàng là thứ kim loại phổ biến và thông dụng nhất trong các trang sức ở Aztec, ngọc bích, ngọc lam và lông vũ chắc chắn vẫn được coi là có giá trị hơn. Bên cạnh mục đích trang trí và khẳng định địa vị, người Aztec còn sử dụng trang sức trong các buổi lễ để làm hài lòng các vị thần.

Chiclayo, văn hóa Mochica, 100-800 công nguyên
Một nền văn minh cổ đại khác của Mỹ với chuyên môn trong làm đồ trang sức là Maya. Ở thời kì đỉnh cao của nền văn minh này, người Maya đã làm đồ trang sức từ ngọc bích, vàng, bạc, đồng thiếc và đồng đỏ. Những thiết kế của người Maya cũng giống như người Aztec, với mũ và trang sức xa hoa. Người Maya cũng trao đổi buôn bán những viên ngọc quý. Tuy nhiên, thời gian trước đó người Maya ít tiếp xúc với kim loại, do đó trang sức của họ chủ yếu là từ xương và đá. Thương nhân và các quý tộc không chỉ đeo trang sức ở khu vực Maya, mà họ còn đeo nhiều hơn với trang sức khu vực Aztec.
Ở Bắc Mỹ, người Mỹ bản địa sử dụng vỏ, gỗ, ngọc lam và xà bông đá, gần như không có sẵn ở Nam và Trung Mỹ. Ngọc lam thường dùng với dây chuyền và bông tai. Người Mỹ bản địa thường tiếp cận với vỏ sò thường chỉ có ở một địa điểm của Mỹ, trao đổi vỏ với các bộ tộc khác của Mỹ, cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc trao đổi đồ trang sức ở Bắc Mỹ.

Mỹ bản địa

Đồ trang sức Mỹ bản địa là trang sức cá nhân, thường là trong các hình thức dây chuyền, bông tai, vòng tay, nhẫn, ghim, trâm cài, labret (một loại trang sức thường làm từ vỏ ốc, hến…được đục lỗ để đeo ở môi), và nhiều thứ khác được làm bởi người dân bản địa của Hoa Kì. Đồ trang sức Mỹ bản địa phản ánh sự đa dạng văn hóa và lịch sử các nhà chế tạo nó. Các bộ lạc Mỹ bản địa tiếp tục phát triển thẩm mỹ riêng biệt bắt nguồn từ cảm nhận nghệ thuật cá nhân và truyền thống văn hóa của họ. Những nghệ nhân tạo ra đồ trang sức để trang điểm, dùng cho các nghi lễ và trao đổi, buôn bán. Lois Sherr Dubin viết: “Khi không có chữ viết, trang sức đã trở thành một thành phần quan trọng của phương tiện giao tiếp của Ấn Độ (Mỹ bản địa), truyền đạt rất nhiều mức độ thông tin.” Sau đó, đồ trang sức và những vật trang trí cá nhân đã có dấu hiệu kháng cự lại để đồng hóa. Nó vẫn duy trì là một sự bày tỏ chính cho bản sắc dân tộc và cá nhân. 

Xem thêm những Tin tức đá quý tại website: đá quý Victoria Jewelry.

Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ: PHẦN 6

Ở châu Á, tiểu lục địa Ấn Độ có sự kế thừa lâu nhất của trang sức hơn bất cứ nơi nào, với khoảng 5000 năm. Một trong những người đầu tiên bắt đầu làm đồ trang sức là những người thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn, mà hiện nay là Pakistan và một phần phía bắc và phía tây Ấn Độ. Nghề làm trang sức ở Trung Quốc sớm cũng bắt đầu vào cùng khoảng thời gian đó, nhưng nó trở nên phổ biến với sự truyền bá Phật giáo vào khoảng 2000 năm trước.

Trung Quốc
Người Trung Quốc sử dụng bạc trong đồ trang sức của họ nhiều hơn vàng. Lông màu xanh của chim bói cá từ sớm đã được gắn lên trang sức của Trung Quốc, và sau đó đá quý và thủy tinh màu xanh đã được gắn vào các thiết kế. Tuy nhiên, ngọc bích được ưa thích hơn bất kì loại đá nào khác. Người Trung Quốc tôn sùng ngọc bích bởi những giá trị giống như con người mà họ gán cho nó, chẳng hạn như độ cứng, độ bền và vẻ đẹp của nó. Những mảnh ngọc bích đầu tiên rất đơn giản, nhưng theo thời gian, các thiết kế phức tạp hơn dần phát triển. Những chiếc nhẫn ngọc bích từ giữa thế kỉ thứ 4 và thế kỉ thứ 7 trước công nguyên cho thấy bằng chứng về sự hoạt động của một máy xay tổng hợp, trước hàng trăm năm lần đầu tiên thiết bị đó được đề cập ở phía Tây.
Quặng steatite và ngọc bích Trung Quốc thế kỉ 4 trước công nguyên
Ở Trung Quốc, những lá bùa đã phổ biến thường với một biểu tượng hay con rồng Trung Quốc. Rồng, biểu tượng của Trung Quốc, và phượng thường được mô tả trên các thiết kế của đồ trang sức. Người Trung Quốc thường đặt đồ trang sức trong ngôi mộ của họ. Hầu hết các ngôi mộ được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ Trung Quốc đều có chứa trang sức trang trí.

Tiểu Lục địa Ấn Độ
Tiểu lục địa Ấn Độ (bao gồm Ấn Độ, Pakistan và các nước khác ở Nam Á) có một lịch sử lâu đời về trang sức, đã đi qua những thay đổi khác nhau thông qua ảnh hưởng văn hóa và chính trị khoảng hơn 5000 – 8000 năm. Bởi Ấn Độ có một nguồn cung dồi dào của các kim loại và đá quý, nó thịnh vượng về tài chính thông qua xuất khẩu và trao đổi với các nước khác.

Trong khi truyền thống châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thanh tẩy và giảm sút của các đế chế, Ấn Độ đã có được một sự phát triển liên tục của các loại hình nghệ thuật cho khoảng 5000 năm. Một trong những người đầu tiên bắt đầu làm đồ trang sức là những người dân của nền văn minh lưu vực sông Ấn (ngày nay bao gồm Pakistan và phía bắc, tây bắc Ấn Độ). Khoảng 1500 năm trước công nguyên, người dân của lưu vực sông Ấn đã tạo ra bông tai và dây chuyền vàng, vòng cổ hạt và vòng tay kim loại. Trước năm 2100 trước công nguyên, trước khi kim loại được sử dủng rộng rãi, việc buôn bán đồ trang sức lớn nhất trong khu vực lưu vực sông Ấn là buôn bán hạt.

Những hạt ở lưu vực sông Ấn đã được làm bằng cách sử dụng các kĩ thuật đơn giản. Trước hết, các nhà sản xuất hạt cần một viên đá thô được mua từ các nhà kinh doanh đá phía đông. Viên đá sau đó được cho vào một lò nung, nung đến khi nó chuyển sang màu đỏ sẫm, một màu được những người dân ở lưu vực sông Ấn đánh giá cao. Viên đá màu đỏ sau đó sẽ được đục cho đúng kích cỡ và một lỗ khoan qua nó với máy khoan thô sơ. Những hạt này sau đó được đánh bóng. Một số hạt thì được vẽ các họa tiết trên đó. Hình thức này thường được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình. Trẻ con của những nhà sản xuất hạt thường được học cách chế tạo hạt ngay từ khi còn nhỏ. Phong cách Ba Tư cũng đóng một vai trò lớn trong đồ trang sức của Ấn Độ. Mỗi viên đá có những đặc trưng riêng của nó liên quan tới Ấn Độ giáo.

Bông tai Hoàng gia, Ấn Độ, thế kỉ 1 trước công nguyên
Đồ trang sức ở lưu vực sông Ấn chủ yếu được đeo bởi những người phụ nữ. Họ thường đeo nhiều chiếc vòng bằng vỏ hoặc đất sét vào cổ tay của họ. Chúng thường có hình dạng như bánh rán và được sơn màu đen. Qua thời gian, những chiếc lắc tay bằng đất sét được loại bỏ và thay thế bởi những thứ bền hơn. Ở Ấn Độ hiện nay, lắc tay được làm từ kim loại hoặc thủy tinh. Những mảnh khác mà phụ nữ thường xuyên đeo là những miếng vàng mỏng được đeo trên trán, bông tai, trâm cài cổ xưa, cổ áo và nhẫn vàng. Mặc dù phụ nữ đeo trang sức nhiều nhất, một số nam giới ở lưu vực sông Ấn cũng đeo các hạt. Những hạt nhỏ thường được chế tác để đặt trên tóc của phụ nữ và nam giới. Các hạt đó thường dài khoảng 1mm.
Một bộ hài cốt của phụ nữ (hiện được trưng bày tại bảo tàng Quốc gia, New Delhi, Ấn Độ) đeo một chiếc vòng canelian (vòng đeo tay) trên tay trái của cô. Kada là một dạng đặc biệt của vòng tay và được phổ biến rộng rãi trong văn hóa Ấn Độ. Chúng tượng trưng cho động vật như con công, con voi,vv…

Con rắn cuộn Jade, 202BC-220AD
Theo tín ngưỡng Hindu, vàngbạc được coi là kim loại thiêng liêng. Vàng là biểu tượng của mặt trời ấm áp, trong khi bạc lại là mặt trăng mát mẻ. Cả hai đều là những kim loại tinh túy của đồ trang sức Ấn Độ. Vàng tinh khiết không bị oxi hóa hoặc bị ăn mòn theo thời gian, đó là lí do tại sao truyền thống Hindu liên kết vàng với sự bất tử. Hình tượng vàng xuất hiện thường xuyên trong văn học cổ đại Ấn Độ. Trong tín ngưỡng sáng tạo vũ trụ của kinh Vệ Đà đạo Hindu, năng lượng của sự sống con người cả về vật chất và tinh thần có nguồn gốc và tiến hóa từ một lòng (hiranyagarbha) hoặc trứng (hiranyanda) vàng, một ẩn dụ của mặt trời.
Khuyên mũi vàng và ngọc trai cổ, Ấn Độ, thế kỉ 19
Đồ trang sức như nhẫn vàng trắng hay vàng ta và mặt dây chuyền đá quý có địa vị lớn đối với Hoàng gia của Ấn Độ, nó có uy lực lớn đến mức mà họ phải thiết lập những luật hạn chế đeo đồ trang sức đối với hoàng gia. Chỉ hoàng tộc và một vài người được cấp phép mới có thể đeo trang sức vàng trên đôi chân của mình. Điều này thường được coi là phá vỡ giá trị sâu sắc của kim loại linh thiêng. Mặc dù đa số người dân Ấn Độ đều đeo đồ trang sức, Maharajas và những người liên quan tới hoàng tộc có mối liên hệ sâu hơn với đồ trang sức. 

Vai trò của Maharaja rất quan trọng mà các nhà triết học Hindu đã xác định ông là trung tâm của mọi hoạt động êm thắm trên thế giới. Ông được coi là một vị thánh thần, một vị thần trong hình dạng con người, có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ Phật pháp, trật tự, luân lí của vũ trụ.
Trang sức hình "xin" từ thời nhà Minh (1368 - 1644)
Navaratna (chín đá quý) là một vật ngọc quý thường được đeo bởi một Maharaja (Emperor). Nó là một bùa hộ mệnh, trong đó bao gồm kim cương, ngọc trai, ruby, saphia, ngọc lục bảo, topaz, mắt mèo, san hô và zircon đỏ. Mỗi viên đá này được liên kết với một vị thần mặt trời, đại diện cho toàn bộ vũ trụ Hindu khi tất cả chín viên đá quý được liên kết với nhau. Kim cương là viên đá mạnh nhất trong số chín viên đá. Mỗi loại đá quý có những vết cắt khác nhau. Vua Ấn Độ đã mua đá quý tư nhân từ những người bán hàng. 

Maharaja và những thành viên gia đình hoàng gia khác coi trọng đá quý như Chúa Hindu. Họ trao đổi đá quý với những người họ thân thiết, đặc biệt là các thành viên gia đình hoàng gia và các đồng minh thân thiết khác. Chỉ có hoàng đế, những người thân của ông ấy và những người được chọn lựa trong đoàn tùy tùng của ông ấy mới được đội khăn xếp hoàng gia. Là một đế quốc lớn mạnh, các phong cách trang sức khác nhau đã đạt được tên gọi chung là sarpech, trong đó, sar hoặc sir nghĩa là người đứng đầu, và pech nghĩa là cái khóa.

Bông tai tráng men 2 tầng, cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên phát hiện ra mỏ kim cương, với một số mỏ có niên đại khoảng 296 trước công nguyên. Người Ấn Độ đã buôn bán kim cương và nhận ra những phẩm chất quý giá của chúng. 
Trong lịch sử, những viên kim cương được đem tặng để duy trì hoặc lấy lại những thứ quan trọng đã bị đánh mất như là người yêu hay quyền lực, như một vật cống phẩm, hoặc một biểu hiện của lòng trung thành để đổi lấy sự nhượng bộ và bảo vệ. Hoàng đế Mughal và các vị vua sử dụng kim cương như một biện pháp để đảm bảo sự bất tử của họ bằng cách có tên và biệt danh của họ khắc trên đó. 

Hơn nữa, nó đã đóng góp và tiếp tục đóng một vai trò then chốt trong các sự kiện xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo Ấn Độ cũng như nó vẫn được sử dụng ở những nơi khác. Trong lịch sử Ấn Độ, kim cương đã được sử dụng để mua trang thiết bị quân sự, chiến tranh tài chính, kích động các cuộc cách mạng và cám dỗ đào tẩu. Chúng cũng góp phần cho sự thoái vị hoặc xử trảm của những kẻ cầm đầu. Kim cương Ấn Độ được dùng làm bảo đảm khi cần vay một lượng lớn cần thiết để củng cố chế độ chính trị hay kinh tế đang lung lay. 

Những anh hùng quân đội thắng cuộc đã được vinh danh bởi phần thưởng của kim cương và cũng đã được sử dụng như là thanh toán khoản tiền chuộc cho việc phóng thích tử tù hoặc bắt cóc. Ngày nay, nhiều mẫu trang sức thiết kế và truyền thống được sử dụng, và đồ trang sức là phổ biến trong các nghi lễ và tiệc cưới ở Ấn Độ.

Xem thêm những Tin tức đá quý tại website: đá quý Victoria Jewelry

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Trang sức đá quý Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.