Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 5

Trong những năm 1890, những thợ kim hoàn bắt đầu khám phá những tiềm năng của sự phát triển phong cách nghệ thuật mới và có liên quan mật thiết tới nghệ thuật mới của Đức, phong trào nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ ở Anh (và một mức độ nào đó ở Mỹ), chủ nghĩa tân thời Catalan, sự ly khai Áo – Hung, tự do ý, vv…

Trường phái nghệ thuật mới
Trang sức nghệ thuật mới bao gồm nhiều đặc trưng riêng biệt bao gồm một sự chú trọng vào các mẫu của nữ và sự nhấn mạnh vào màu sắc, phổ biến nhất là sự biểu hiện thông qua sử dụng các kĩ thuật tráng men bao gồm : basse-taille, champleve, cloisonné, và plique-à-jour. Những hoa văn bao gồm : hoa lan, cây iris, hoa păng-xê, dây leo, thiên nga, con công, con rắn, con chuồn chuồn, những sinh vật huyền bí, và bóng người con gái.
Vật trang trí áo phụ nữ hình chuồn chuồn
René Lalique, làm việc cho các cửa hàng của Samuel Bing ở Paris, được những người đương thời công nhận như là một nhân vật hàng đầu trong xu hướng này. Các nghệ nhân của Darmstadt và Wiener Werkstätte đã cung cấp có lẽ là những nguồn quan trọng nhất cho xu hướng này, trong khi ở Đan Mạch, Georg Jensen nổi tiếng nhất với dòng trang sức bạc của mình cũng góp phần đáng kể. Ở Anh, Liberty. Co và phong trào nghệ thuật và hàng thủ công mỹ nghệ Anh của Charles Robert Ashbee cũng đóng góp những thiết kế mảnh nhiều đường kẻ nhưng vẫn đặc trưng. Phong cách mới chuyển trọng tâm của nghệ thuật trang sức đá quý sang thiết kế những mảnh riêng ấy. Thiết kế chuồn chuồn của Lalique là một trong ví dụ điển hình nhất cho điều này. Tráng men đóng một vai trò lớn trong kĩ thuật, trong khi những đường uốn lượn có hệ thống là những đặc điểm thiết kế dễ nhận biết nhất.

Trang sức thời kì nghệ thuật mới
Sự kết thúc của chiến tranh thế giới lần thứ nhất lần nữa thay đổi thái độ của công chúng, và một phong cách nhã nhặn hơn bắt đầu phát triển.

Phong cách nghệ thuật Deco (1920-1930)
Những căng thẳng chính trị ngày càng tăng, những tác động sau chiến tranh và sự phản ứng chống lại sự suy đồi nhận thức của thế kỉ 20 dẫn tới những hình thức đơn giản hơn, kết hợp với sản xuất hiệu quả hơn hàng loạt các sản phẩm chất lượng cao. 

Bình Jazz, Enouch Boulton, 1928
Khoảng thời gian từ những năm 1920 đến 1930, một phong cách đã trở nên phổ biến được gọi là nghệ thuật Deco. Walter Gropius và trường phái Bauhaus nổi tiếng của Đức, với triết lí “không có rào cản giữa nghệ sĩ và thợ thủ công” đã dẫn đến một số hình thức đơn giản, phong cách và thú vị. Những vật liệu hiện đại cũng được giới thiệu như: nhựa và nhôm lần đầu tiên được sử dụng trong đồ trang sức, và đặc biệt được chú ý là dây chuyền mạ crom của Nga. Thành thạo kĩ thuật bắt đầu trở nên có giá trị như chính những chất liệu đó. 
Bình Sunray, Clarice Cliff, 1929

Ở phương Tây, giai đoạn này chứng kiến sự khôi phục của các hạt nhỏ bởi Elizabeth Treskow - một thợ kim hoàn và giáo sư nghệ thuật người Đức, mặc dù sự phát triển của việc khôi phục này đã tiếp tục từ những năm 1990. Nó được dựa trên những hình dạng cơ bản.

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Trang sức đá quý Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 4

Đồ trang sức bao gồm các vật trang trí nhỏ đeo nhằm tô điểm nét đẹp của cá nhân, chẳng hạn như trâm cài, vòng, nhẫn, dây chuyền, bông tai và vòng tay. Đồ trang sức có thể được gắn lên cơ thể hoặc quần áo. Trong nhiều thế kỉ, đồ trang sức được kết hợp với đá quý, có khi là vỏ hoặc là nhiều vật liệu khác. Qua thời gian, các hình thức, kiểu dáng trang sức thay đổi theo thị hiếu và mong muốn của người đeo chúng. Ở các phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về trang sức thời kì tiền sử, cổ đại, trung cổ. Bắt đầu từ phần 4 này, cùng Victoria Jewelry tìm hiểu về trang sức thời kì cận đại tới hiện đại nhé.

Thời kì phục hưng
Thời kì phục hưng và cả những cuộc thám hiểm đã có những sự tác động đáng kể đến sự phát triển của đồ trang sức ở châu Âu. Vào thế kỉ 17, những cuộc thám hiểm và trao đổi thương mại tăng lên làm cho tính khả dụng của các loại đá quý và sự tiếp xúc với nghệ thuật của các nền văn hóa khác cũng tăng lên. Trong khi việc chế tác vàng và kim loại đã là đứng đầu trong ngành trang sức thời kì đó, thì thời kì này sự thống trị của đá quý và các thiết kế với đá quý lại tăng đột biến. Một ví dụ cho điều này là Cheapside Hoard, hàng hóa của một thợ kim hoàn đã được giấu ở London trong suốt thời kì Commonwealth và mãi đến năm 1912 nó mới được tìm thấy. Nó bao gồm : ngọc lục bảo Colombia, topaz, amazonit từ Brazil, spinel, lolite và chrysoberyl từ Srilanka, ruby từ Ấn Độ, ngọc lưu ly từ Afganistan, ngọc lam Ba Tư, peridot Biển Đỏ, cũng như opal, garnet và thạch anh tím Bohemian và Hungary. Những viên đá lớn thường được đặt trong mặt chiếc nhẫn đã được tráng men. Đáng chú ý trong số các thương nhân của thời kì này là Jean-Baptiste Tavernier, người đã mang viên đá tiền thân của Hope Diamond sang Pháp năm 1660.
Trang sức đá chạm khoáng chất xac-đơ-nic
Khi Napoleon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế Pháp năm 1804, ông đã làm hồi sinh phong cách và sự lớn mạnh của thời trang và trang sức của Pháp. Dưới sự cai trị của Napoleon, những thợ làm trang sức đã giới thiệu những bộ trang sức kết hợp đá quý thiên nhiên, chẳng hạn như một chiếc vương miện kim cương, bông tai kim cương, nhẫn kim cương, trâm kim cương và một chiếc vòng cổ kim cương (Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về kim cương). Cả hai bà vợ của Naponeon đều có những bộ trang sức kết hợp đẹp như thế này và thường xuyên đeo chúng. Một xu hướng thời trang cũng được hồi sinh bởi Napoleon là trang sức đá chạm. Ngay sau khi vương miện trang trí đá chạm của ông được trưng bày, trang sức đá chạm đã rất được ưa chuộng. Thời kì này cũng đã chứng kiến những giai đoạn đầu của đồ nữ trang giả. Điều khoản mới đã được đặt ra để phân biệt các kỹ xảo : thợ kim hoàn chế tác các vật liệu rẻ hơn gọi là bijoutiers, thợ kim hoàn chế tác với các vật liệu đắt hơn gọi là joailliers và điều này vẫn tiếp tục duy trì cho đến tận ngày nay.

Thời kì chủ nghĩa lãng mạn
Bắt đầu từ cuối thế kỉ 18, chủ nghĩa lãng mạn đã có một tác động sâu sắc đến sự phát triển của đồ trang sức tây. Có lẽ những ảnh hưởng quan trọng nhất là niềm đam mê của công chúng với những kho báu được phát hiện thông qua sự ra đời của ngành khảo cổ hiện đại và một niềm đam mê với nghệ thuật thời Trung cổ và Phục hưng. Thay đổi điều kiện xã hội và sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp xã hội cũng dẫn đến sự phát triển của tầng lớp trung lưu – những người mong muốn và có đủ khả năng mua được trang sức. Kết quả là, việc sử dụng các quy trình công nghiệp, hợp kim giá rẻ và vật phẩm thay thế đá dẫn đến sự phát triển của nữ trang giả và thủy tinh giả kim cương.
Ngành kim hoàn vẫn tiếp tục phát triển theo hướng đã phân loại, tuy nhiên, những nhân vật giàu có luôn muốn tìm kiếm những thứ trang sức riêng biệt không giống bao người khác, không chỉ đơn giản là sử dụng các kim loại và đá quý, mà còn sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến, cao cấp để chế tác ra nhẫn gắn đá quý hay mặt dây chuyền mạ vàng đẹp cao cấp. Một trong những nghệ nhân là thợ kim hoàn người Pháp - François-Désiré Froment-Meurice. Một loại hình duy nhất cho giai đoạn này và khá phù hợp với triết lí của chủ nghĩa lãng mạn là trang sức tang. Nó có nguồn gốc ở Anh, bởi người ta thường thấy nữ hoàng Victoria thường đeo trang sức màu đen sau cái chết của Hoàng tử Albelt, và nó cho phép người đeo nó tiếp tục mang trên mình khi muốn thể hiện trạng thái tang tóc trước sự ra đi của một người thân yêu.
Trang sức tang dưới hình thức một chiếc trâm cài đầu, thế kỉ 19

Ở Hoa Kì, giai đoạn này chứng kiến sự thành lập của Tiffany.Co bởi Charles Lewis Tiffany. Tiffany đã đưa Hoa Kì lên bản đồ thế giới trong lĩnh vực trang sức và tạo ra những trang sức rực rỡ đáng kinh ngạc cho những người như vợ của Tổng thống Abraham Lincoln. Sau đó, nó lại càng trở nên nổi tiếng với bộ phim Ăn sáng ở Tiffany. Ở Pháp, Pierre Cartier thành lập Cartier SA vào năm 1847, và năm 1887 chứng kiến sự ra đời của Bulgari ở Ý. Các hãng sản xuất hiện đại ra đời, bước ra khỏi sự bảo trợ và thợ thủ công cá thể.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự hợp tác đầu tiên giữa phương Đông và phương Tây. Sự hợp tác đầu tiên ở Pforzheim giữa các nghệ sĩ Đức và Nhật Bản đã dẫn đến những mảng shakudo được đặt vào các đồ trang sức vàng bạc tạo bởi hãng Stoeffler năm 1885. Có lẽ, sự kết thúc quan trọng – một quá trình chuyển đổi phù hợp với các giai đoạn sau – là những sáng tạo bậc thầy của nghệ sĩ Nga - Peter Carl Fabergé làm việc cho cung điện Hoàng gia Nga, mà những mảnh trang sức và vỏ trứng của ông ấy vẫn được coi là hình mẫu của nghệ thuật kim hoàn. 

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Trang sức đá quý Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 3

La Mã
Mặc dù công việc làm đồ trang sức rất phong phú, đa dạng trong thời kì trước đó, đặc biệt là giữa các bộ lạc man rợ, tàn bạo như người Celts, nhưng khi người La Mã chinh phục gần hết châu Âu, đồ trang sức đã được thay đổi bởi các bè phái nhỏ lẻ đã phát triển các mẫu thiết kế của La Mã. Các vật phổ biến nhất ở thời kì đầu đế quốc La Mã là trâm cài đầu. Người La Mã sử dụng một cách đa dạng các vật liệu từ các nguồn tài nguyên phong phú trên khắp các lục địa cho trang sức của họ. Mặc dù họ sử dụng vàng, nhưng đôi khi họ cũng sử dụng đồng, hoặc xương, và trong thời gian trước đó, họ còn sử dụng cả ngọc trai và những hạt pha lê. Hình ảnh dưới đây là một sự minh họa cho sự ảnh hưởng của văn hóa phương Đông.
Vòng tay Hi Lạp cổ đại từ thế kỉ 1 trước công nguyên
Ngay từ 2000 năm trước đây, họ đã nhập khẩu ngọc bích đá quý Garnet ở Srilanka, kim cương Ấn Độ, và sử dụng ngọc lục bảo và đá hổ phách trong đồ trang sức của họ. Những người Ý đầu tiên chế tác vàng thô và tạo thành móc, dây chuyền, bông tai và vòng tay. Họ cũng chế tạo ra những mặt dây chuyền lớn hơn mà có thể chứa được cả nước hoa trong đó.
Mặt dây chuyền vàng lục giác 321 công nguyên

Cũng giống như người Hi Lạp, thông thường, mục đích của các đồ trang sức La Mã là để tránh khỏi “Evil Eye” (mắt quỷ) hoặc những ý nghĩ xấu xa từ những người xung quanh. Mặc dù phụ nữ đeo rất nhiều trang sức trên người đặc biệt là các mặt dây chuyền đá quý như Garnet, Topaz, Ngọc Bích, nhưng nam giới thường chỉ đeo một chiếc nhẫn ở ngón tay. Mặc dù họ mong muốn đeo ít nhất là một chiếc nhẫn, nhưng một vài người đàn ông La Mã lại đeo mỗi ngón tay một chiếc, trong khi những người khác có thể không đeo. Đàn ông và phụ nữ La Mã thường đeo những chiếc nhẫn với một viên đá được đính trên đó bằng sáp ong, và thực tế này vẫn được kéo dài tới tận thời trung cổ, khi các vị vua và quý tộc cùng sử dụng phương pháp này. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, các mẫu thiết kế đồ trang sức đã được tiếp thụ bởi các nước láng giềng và các bộ tộc. 
Đá thạch anh tím chạm khắc 212 công nguyên
Trung cổ
Sau La Mã, châu Âu tiếp tục phát triển các kĩ thuật làm đồ trang sức. Người Celts và Mê-rô-vê đặc biệt nổi tiếng với trang sức của họ, với chất lượng tương xứng thậm chí vượt hơn cả đế chế Byzantium. Móc quần áo, bùa hộ mệnh và cả những thứ nhỏ hơn như nhẫn ấn tín là những di vật phổ biến nhất chúng ta đã biết. Một ví dụ về Celtic đặc biệt nổi bật là trâm Tara. Vòng Torc được phổ biến khắp châu Âu như một biểu tượng của địa vị và quyền lực. Trước thế kỉ thứ 8, các loại vũ khí trang sức đã phổ biến với nam giới, trong khi những đồ trang sức khác (ngoại trừ nhẫn ấn tín) dường như trở thành phạm vi và vật sở hữu của phụ nữ. 
Khóa Mê-rô-vê
Những hàng hóa quan trọng tìm thấy trong khoảng thế kỉ 6 đến thế kỉ 7 gần Chalon-sur-Saône là một minh họa. Một cô gái trẻ được chôn với : 2 khóa bạc, một chiếc vòng cổ (với đồng tiền kim loại), vòng đeo tay, bông tai vàng, 1 cặp ghim cài tóc, lược và thắt lưng. Người Celts chuyên với những mẫu và thiết kế được duy trì từ trước, còn người Mê-rô-vê lại nổi tiếng nhất với hình động vật được cách điệu. Chúng không phải là nhóm duy nhất được biết đến với chất lượng sản phẩm cao. Lưu ý rằng những sản phẩm của người Visigoth được chỉ ra ở đây và rất nhiều những vật trang trí khác được tìm thấy ở nghĩa trang Sutton Hoo Suffolk, nước Anh là một ví dụ đặc biệt nổi tiếng. Trên lục địa, cloisonne và garnet có lẽ là phương pháp và đá quý tinh hoa của thời đại này.
Đồng thế kỉ thứ 6 hình đại bàng sử dụng cloisone và garnet

Người nối nghiệp phía đông của đế chế La Mã, đế chế Byzantine, đã tiếp tục phát triển rất nhiều các phương pháp của người La Mã mặc dù đề tài tôn giáo đã bắt đầu chiếm ưu thế. Không như người La Mã, người Franks, và người Celts, người Byzantium sử dụng lá vàng mỏng nhẹ thay vì vàng khối, và đặc biệt hơn là được đặt trong đá và đá quý. Như ở phương Tây, đồ trang sức Byzantium được đeo bởi những phụ nữ giàu có, còn đồ trang sức nam dường như bị hạn chế với nhẫn ấn tín. Giống như các nền văn hóa đương đại khác, đồ trang sức thường được chôn cùng với chủ nhân của nó.
Nhẫn cưới người Byzantine

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ??? PHẦN 2

Ở phần 1 chúng ta đã biết về lịch sử trang sức đá quý ở thời tiền sử, Ai Cập và vùng Lưỡng Hà. Phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử trang sức ở Hi Lạp cổ đại nhé!

Hi Lạp
Người Hi Lạp bắt đầu sử dụng vàng và đá quý làm trang sức vào năm 1600 trước công nguyên, mặc dù hạt có hình dạng như vỏ đã được sản xuất rộng rãi trong thời kì trước đó. Nhiều kĩ thuật tinh vi đã được sử dụng phổ biến trong thời kì Mycenaean, nhưng thật tiếc là nó đã bị mất vào cuối thời kì đồ đồng.
Các hình thức và hình dạng của đồ trang sức ở Hi Lạp cổ đại như vòng tay (thế kỉ 13 trước công nguyên), trâm (thế kỉ 10 trước công nguyên), và ghim (thế kỉ 7 trước công nguyên) cũng đã có nhiều khác biệt kể từ thời đại đồ đồng. Các hình thức khác của đồ trang sức bao gồm: vòng hoa, khuyên tai, vòng cổ và vòng tay. Một ví dụ rõ ràng về công nghệ chế tạo vàng chất lượng cao là vòng hoa ô liu vàng (thế kỉ 4 trước công nguyên) được mô phỏng theo vòng hoa được coi là một giải thưởng cho những người chiến thắng trong các cuộc thi thể thao như thế vận hội Olimpic. Không có nhiều bằng chứng khảo cổ cho đồ trang sức có niên đại từ 600 đến 475 năm trước công nguyên, nhưng sau khi các cuộc chiến tranh Ba Tư nổ ra, số lượng đồ trang sức lại bắt đầu trở nên phong phú.

Vòng hoa ô liu vàng thế kỉ 4 trước công nguyên

Một mẫu thiết kế đặc biệt phổ biến vào thời điểm này là vòng đeo tay được trang trí với con rắn và đầu động  vật, bởi các vòng tay sử dụng kim loại nhiều hơn đáng kể, trong đó có nhiều thứ được làm từ đồng. Khoảng 300 năm trước Công nguyên, người Hi Lạp đã làm ra được đồ trang sức màu và sử dụng thạch anh tím, ngọc trai và ngọc lục bảo. Cùng với đó, những dấu hiệu đầu tiên của trang sức đá chạm xuất hiện, người Hi Lạp tạo ra chúng từ khoáng xac-đơ-nic Ấn Độ, một viên đá mã não sọc màu kem và hồng nâu. Đồ trang sức của Hi Lạp thường đơn giản hơn các nền văn hóa khác, với những thiết kế đơn giản và khéo léo. Tuy nhiên, qua thời gian trôi, các mẫu thiết kế trở nên phức tạp và các vật liệu khác nhau đã sớm được sử dụng.
Vòng tai vàng thế kỉ 16 trước công nguyên
Đồ trang sức như nhẫn nữ đá quý hay mặt dây chuyền đá quý dành cho quý bà của Hi Lạp hầu như không bị hỏng hay cũ đi, và nó thường được dùng khi tham gia các sự kiện lớn hoặc trong các dịp đặc biệt. Nó cũng thường được đem tặng như một món quà và chủ yếu được đeo bởi phụ nữ để thể hiện sự giàu có, địa vị xã hội và vẻ đẹp của họ. Các đồ trang sức thường được cho là bảo vệ người đeo khỏi “Evil Eye” (mắt quỷ) hoặc mang lại quyền lực siêu nhiên cho chủ sở hữu, ngay cả khi họ đã có một biểu tượng tôn giáo. Một mảnh cũ đồ trang sức được tìm thấy là dành riêng cho các vị thần.

Hoa tai khoảng năm 630 - 620 trước công nguyên

Người Hi Lạp mang rất nhiều thiết kế của họ ra bên ngoài, chẳng hạn như châu Á, khi Alexander chinh phục một phần lớn của nó. Trong thiết kế trước đó, ảnh hưởng của châu Âu cũng được phát hiện. Khi người La Mã đến cai trị Hi Lạp, người ta phát hiện không có sự thay đổi trong thiết kế đồ trang sức. Tuy nhiên, vào khoảng năm 27 trước công nguyên, thiết kế Hi Lạp đã chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa La Mã. Điều đó không có nghĩa là nền văn hóa truyền thống đã không phát triển mạnh. Nhiều mặt dây chuyền hình bướm được sơn nhiều màu trên dây đuôi chồn bạc có niên đại thứ thế kỉ 1 đã được tìm thấy gần Olbia, là một vật chưa được tìm thấy ở bất kì một nơi nào khác. 

Trang sức Hi Lạp cổ đại năm 300 trước công nguyên

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com


Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ phần 1???

Trang sức đá quý đã ra đời và có lịch sử từ rất lâu trước đây. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có một cách sử dụng khác nhau. Nó đã tồn tại hàng nghìn năm và mang lại rất nhiều hiểu biết trong cách làm việc của các nền văn hóa cổ đại.

Thời tiền sử:

Các dấu hiệu đầu tiên của đồ trang sức đến từ người dân châu Phi. Những hạt đã được đục lỗ cho thấy trang sức làm từ vỏ ốc đã được tìm thấy có niên đại 75.000 năm trước đây ở động Blombos. Ở kenya, tại Enkapune Ya Muto, chuỗi hạt làm từ vỏ trứng đà điểu tính đến nay đã được khoảng hơn 40.000 năm. Ở Nga, một chiếc vòng tay bằng đá và một chiếc cẩm thạch được cho là có tuổi tương đương nhau.



Một bộ trang sức thời tiền sử:

Sau đó, những người châu Âu hiện đại sớm đã có dây chuyền và vòng đeo tay thô của xương, răng, các hạt và đá treo trên mảnh dây hoặc dây gân của động vật, hoặc những mảnh xương đã được chạm khắc thường dùng để buộc quần áo lại với nhau. Trong một vài trường hợp, đồ trang sức có vỏ hoặc những mảnh khảm trai. Ở miền nam nước Nga, vòng tay làm từ ngà voi ma mút đã được tìm thấy. Tượng thần Venus của Hohle Fels có một lỗ thủng trên đầu, cho thấy rằng nó đã được sử dụng để đeo một vật trang sức nào đó.

Khoảng bảy nghìn năm trước đây, các dấu hiệu đầu tiên của đồ trang sức bằng đồng đã được tìm thấy. Vào tháng 10/2012, bảo tàng lịch sử cổ đại ở hạ Áo tiết lộ rằng họ đã tìm thấy một ngôi mộ của một thợ chuyên làm đồ nữ trang đá quý, điều này đã khiến các nhà khảo cổ phải có một cái nhìn mới về vai trò giới thời tiền sử sau khi nó chứng minh được rằng đó là của một nữ thợ làm kim hoàn, một nghề mà trước đây được cho là nghề độc quyền của nam giới.

Ai Cập

Các dấu hiệu đầu tiên của đồ trang sức ở Ai Cập cổ đại là khoảng ba đến năm nghìn năm trước đây. Những người Ai Cập ưa thích sự sang trọng, quý hiếm và tính thực thi của vàng hơn là những kim loại khác. Ở thời kì đồ đá Ai Cập, đồ trang sức sớm đã tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực tôn giáo trong cộng đồng. Họ mang trang sức trên người, và những món trang sức đó sẽ được chôn theo họ khi họ chết, hoặc được đặt ở giữa các hàng mộ của họ.




Vương miện Ai Cập năm 220 - 100 trước công nguyên

Cùng với đồ trang sức vàng, người Ai Cập đeo kính màu với đá bán quý. Màu sắc của mỗi đồ trang sức đều có ý nghĩa riêng. Ví dụ như, màu xanh lá cây là tượng trưng cho khả năng sinh sản. Ngọc lưu ly và bạc phải họ nhập từ bên ngoài biên giới của đất nước.

(Xem thêm: Đá quý theo cung hoàng đạo từ thời Hy lạp cổ đại)

Thiết kế của Ai Cập là phổ biến nhất trong các đồ trang sức của người Pho-ni-xi. Ngoài ra những thiết kế cổ của người Thổ Nhĩ Kì tìm thấy trong đồ trang sức Ba Tư đã cho thấy giao dịch thương mại giữa Trung Đông và châu Âu không phải là hiếm. Phụ nữ thường đeo vàng và bạc trong các dịp lễ.
Vùng Lưỡng Hà

Khoảng 5000 năm trước đây, nghề làm trang sức đã trở thành đã trở thành một nghề quan trọng ở các thành phố của vùng Lưỡng Hà. Các bằng chứng khảo cổ quan trọng nhất đến từ các nghĩa trang hoàng gia của Ur, nơi hàng trăm ngôi mộ có niên đại 2900 – 2300 trước công nguyên được khai quật, như ngôi mộ của Puabi chứa vô số các đồ được tạo bằng vàng, bạc và đá bán quý như vương miện ngọc lưu ly với những bức tượng vàng, dây chuyền đá quý và những châm cài đầu. Ở Assyria, đàn ông và phụ nữ đều đeo một lượng trang sức phong phú, bao gồm cả bùa hộ mệnh, lắc chân, dây chuyền và con dấu hình trụ.









Mảnh bát vàng thời Mesopotamian


Đồ trang sức ở vùng Lưỡng Hà có xu hướng được sản xuất từ lá kim loại mỏng và được tạo ra với một số lượng lớn các loại đá có màu sáng, chủ yếu là mã não, ngọc lưu ly, canelian và ngọc thạch anh. Hình dạng ưa thích bao gồm hình lá, xoắn ốc, hình nón và chùm nho. Các nhà thiết kế trang sức tạo ra các sản phẩm cả cho người và trang trí những bức tượng và thần tượng. Họ sử dụng một loạt các kĩ thuật gia công kim loại phức tạp, chẳng hạn như: cloisonne, chạm khắc, và nghiền mịn. Nhiều tài liệu phong phú và tỉ mỉ liên quan đến trao đổi và sản xuất đồ trang sức cũng đã được khai quật và phát hiện trên khắp các điểm khảo cổ ở Mesopotamian.

Xem thêm tại Trang chủ Victoria Jewelry

Địa chỉ : Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

Facebook: Trang sức đá quý Victoria Jewelry

Hotline : 0969 781 500

E-mail : sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

























Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Những sự kiện thú vị về đá quý

Đa dạng và nhiều chủng loại, có rất nhiều loại đá quý khác nhau trên thế giới này nhưng mỗi một loại lại là một sự độc đáo theo cách riêng của chúng. Không chỉ đơn giản là đẹp, những viên đá quý có giá trị nổi bật còn do cấu trúc và sự hiếm có của chúng.
Hiện có khoảng hơn 4000 khoáng vật trên trái đất này mà chúng ta đã biết. Những khoáng chất này thường được tạo ra qua quá trình làm lạnh của đá hoặc macma nóng chảy nhưng đó cũng là điều khiến chúng trở nên đặc biệt hấp dẫn.
Khi nhiều khoáng chất hoặc những sự kết hợp khác nhau liên kết lại với nhau, chúng có thể tạo thành các tài nguyên thiên nhiên quý như: vàng, thiếc, sắt, đá cẩm thạch và granite. Nhiều khoáng chất tạo thành các tinh thể tuyệt đẹp, và thứ được mong đợi nhất là đá quý. Đá quý chưa mài cắt được cho là rất thô và đơn giản, nhưng một khi đã được mài cắt và đánh bóng, nó sẽ bộc lộ vẻ đẹp và sự hấp dẫn khiến chúng trở nên quyến rũ. 
Trong lịch sử, đá quý được chia thành hai loại: đá quý và đá bán quý. Trong khi có rất nhiều loại đá bán quý, kim cương, ruby, saphia và ngọc lục bảo vẫn tiếp tục được coi là quý giá. Điều này được xác định bởi số lượng cung và cầu cũng như rất nhiều những ý kiến cảm nhận đang tồn tại trên thế giới.

Cùng Victoria Jewelry điểm qua một số những sự kiện thú vị về đá quý dưới đây nhé!

Bạn có biết thạch anh tím đã từng được coi là một viên ngọc quý?
Thật vậy, đến tận khi một trữ lượng lớn được tìm thấy ở Brazil, thạch anh tím vẫn được coi là cao quý và có giá trị lớn đáng kể. Nhưng khi trữ lượng đó được phát hiện, giá trị của thạch anh tím đã giảm đi rất nhiều.


Bạn có biết kim cương là vật chất tự nhiên khó tìm thấy nhất trên thế giới?
Những viên đá quý được hình thành từ những nguyên tử cacbon được nén dưới áp suất cực cao và sâu hàng trăm dặm dưới lòng đất. Chúng cũng chỉ được tìm thấy ở một vài nơi trên trái đất.



Bạn có biết kim cương thô và chưa được đánh bóng là khoáng chất cứng nhất?
Đó là lí do tại sao kim cương lại được sử dụng để cắt và khoan nhiều vật liệu khác nhau cũng như tạo ra các bề mặt mịn và bằng phẳng. Một điều thật thú vị đó là than chì (khoáng chất được dùng trong bút chì) cũng được làm từ nguyên tử cacbon nhưng lại được xem là một trong những khoáng chất mềm nhất. Điều này là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử.


Bạn có biết, vào năm 1997, nhà đấu giá Christie đã bán một chiếc vòng cổ Jadeite với gần 10 triệu $.
Mặc dù có tên gọi gần giống với “Jade”, Jadeite thực sự hiếm và có giá trị cao với giá của một carat vào khoảng 20.000$.



Bạn có biết loại đá quý đắt nhất từng được bán là viên kim cương Pink Star với giá 83 triệu $.
Còn được biết đến là viên kim cương “Fancy Vivid Pink”, viên đá quý tuyệt đẹp này được khai thác vào năm 1999 tại Nam Phi với trọng lượng 59.6carats. Với giá bán 83 triệu $, nó đã trở thành viên đá quý đắt nhất từng được bán.
Bạn có biết viên Hope Diamond nổi tiếng là viên kim cương xanh thẫm lớn nhất thế giới?
Với trọng lượng 45.52carats, Hope Diamond là một trong những vật được thăm quan và chiêm ngưỡng nhiều nhất trên thế giới. Nó được lưu giữ tại bảo tàng Smithsonian và mang nhiều bí ẩn bởi những điều huyền bí.


Cùng tham khảo các mẫu dây chuyền đá quý nhẫn đá quý tại Victoria Jewelry.

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry 

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.