Hiển thị các bài đăng có nhãn nhẫn đá tự nhiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhẫn đá tự nhiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 4

Đồ trang sức bao gồm các vật trang trí nhỏ đeo nhằm tô điểm nét đẹp của cá nhân, chẳng hạn như trâm cài, vòng, nhẫn, dây chuyền, bông tai và vòng tay. Đồ trang sức có thể được gắn lên cơ thể hoặc quần áo. Trong nhiều thế kỉ, đồ trang sức được kết hợp với đá quý, có khi là vỏ hoặc là nhiều vật liệu khác. Qua thời gian, các hình thức, kiểu dáng trang sức thay đổi theo thị hiếu và mong muốn của người đeo chúng. Ở các phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về trang sức thời kì tiền sử, cổ đại, trung cổ. Bắt đầu từ phần 4 này, cùng Victoria Jewelry tìm hiểu về trang sức thời kì cận đại tới hiện đại nhé.

Thời kì phục hưng
Thời kì phục hưng và cả những cuộc thám hiểm đã có những sự tác động đáng kể đến sự phát triển của đồ trang sức ở châu Âu. Vào thế kỉ 17, những cuộc thám hiểm và trao đổi thương mại tăng lên làm cho tính khả dụng của các loại đá quý và sự tiếp xúc với nghệ thuật của các nền văn hóa khác cũng tăng lên. Trong khi việc chế tác vàng và kim loại đã là đứng đầu trong ngành trang sức thời kì đó, thì thời kì này sự thống trị của đá quý và các thiết kế với đá quý lại tăng đột biến. Một ví dụ cho điều này là Cheapside Hoard, hàng hóa của một thợ kim hoàn đã được giấu ở London trong suốt thời kì Commonwealth và mãi đến năm 1912 nó mới được tìm thấy. Nó bao gồm : ngọc lục bảo Colombia, topaz, amazonit từ Brazil, spinel, lolite và chrysoberyl từ Srilanka, ruby từ Ấn Độ, ngọc lưu ly từ Afganistan, ngọc lam Ba Tư, peridot Biển Đỏ, cũng như opal, garnet và thạch anh tím Bohemian và Hungary. Những viên đá lớn thường được đặt trong mặt chiếc nhẫn đã được tráng men. Đáng chú ý trong số các thương nhân của thời kì này là Jean-Baptiste Tavernier, người đã mang viên đá tiền thân của Hope Diamond sang Pháp năm 1660.
Trang sức đá chạm khoáng chất xac-đơ-nic
Khi Napoleon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế Pháp năm 1804, ông đã làm hồi sinh phong cách và sự lớn mạnh của thời trang và trang sức của Pháp. Dưới sự cai trị của Napoleon, những thợ làm trang sức đã giới thiệu những bộ trang sức kết hợp đá quý thiên nhiên, chẳng hạn như một chiếc vương miện kim cương, bông tai kim cương, nhẫn kim cương, trâm kim cương và một chiếc vòng cổ kim cương (Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về kim cương). Cả hai bà vợ của Naponeon đều có những bộ trang sức kết hợp đẹp như thế này và thường xuyên đeo chúng. Một xu hướng thời trang cũng được hồi sinh bởi Napoleon là trang sức đá chạm. Ngay sau khi vương miện trang trí đá chạm của ông được trưng bày, trang sức đá chạm đã rất được ưa chuộng. Thời kì này cũng đã chứng kiến những giai đoạn đầu của đồ nữ trang giả. Điều khoản mới đã được đặt ra để phân biệt các kỹ xảo : thợ kim hoàn chế tác các vật liệu rẻ hơn gọi là bijoutiers, thợ kim hoàn chế tác với các vật liệu đắt hơn gọi là joailliers và điều này vẫn tiếp tục duy trì cho đến tận ngày nay.

Thời kì chủ nghĩa lãng mạn
Bắt đầu từ cuối thế kỉ 18, chủ nghĩa lãng mạn đã có một tác động sâu sắc đến sự phát triển của đồ trang sức tây. Có lẽ những ảnh hưởng quan trọng nhất là niềm đam mê của công chúng với những kho báu được phát hiện thông qua sự ra đời của ngành khảo cổ hiện đại và một niềm đam mê với nghệ thuật thời Trung cổ và Phục hưng. Thay đổi điều kiện xã hội và sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp xã hội cũng dẫn đến sự phát triển của tầng lớp trung lưu – những người mong muốn và có đủ khả năng mua được trang sức. Kết quả là, việc sử dụng các quy trình công nghiệp, hợp kim giá rẻ và vật phẩm thay thế đá dẫn đến sự phát triển của nữ trang giả và thủy tinh giả kim cương.
Ngành kim hoàn vẫn tiếp tục phát triển theo hướng đã phân loại, tuy nhiên, những nhân vật giàu có luôn muốn tìm kiếm những thứ trang sức riêng biệt không giống bao người khác, không chỉ đơn giản là sử dụng các kim loại và đá quý, mà còn sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến, cao cấp để chế tác ra nhẫn gắn đá quý hay mặt dây chuyền mạ vàng đẹp cao cấp. Một trong những nghệ nhân là thợ kim hoàn người Pháp - François-Désiré Froment-Meurice. Một loại hình duy nhất cho giai đoạn này và khá phù hợp với triết lí của chủ nghĩa lãng mạn là trang sức tang. Nó có nguồn gốc ở Anh, bởi người ta thường thấy nữ hoàng Victoria thường đeo trang sức màu đen sau cái chết của Hoàng tử Albelt, và nó cho phép người đeo nó tiếp tục mang trên mình khi muốn thể hiện trạng thái tang tóc trước sự ra đi của một người thân yêu.
Trang sức tang dưới hình thức một chiếc trâm cài đầu, thế kỉ 19

Ở Hoa Kì, giai đoạn này chứng kiến sự thành lập của Tiffany.Co bởi Charles Lewis Tiffany. Tiffany đã đưa Hoa Kì lên bản đồ thế giới trong lĩnh vực trang sức và tạo ra những trang sức rực rỡ đáng kinh ngạc cho những người như vợ của Tổng thống Abraham Lincoln. Sau đó, nó lại càng trở nên nổi tiếng với bộ phim Ăn sáng ở Tiffany. Ở Pháp, Pierre Cartier thành lập Cartier SA vào năm 1847, và năm 1887 chứng kiến sự ra đời của Bulgari ở Ý. Các hãng sản xuất hiện đại ra đời, bước ra khỏi sự bảo trợ và thợ thủ công cá thể.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự hợp tác đầu tiên giữa phương Đông và phương Tây. Sự hợp tác đầu tiên ở Pforzheim giữa các nghệ sĩ Đức và Nhật Bản đã dẫn đến những mảng shakudo được đặt vào các đồ trang sức vàng bạc tạo bởi hãng Stoeffler năm 1885. Có lẽ, sự kết thúc quan trọng – một quá trình chuyển đổi phù hợp với các giai đoạn sau – là những sáng tạo bậc thầy của nghệ sĩ Nga - Peter Carl Fabergé làm việc cho cung điện Hoàng gia Nga, mà những mảnh trang sức và vỏ trứng của ông ấy vẫn được coi là hình mẫu của nghệ thuật kim hoàn. 

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Trang sức đá quý Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 3

La Mã
Mặc dù công việc làm đồ trang sức rất phong phú, đa dạng trong thời kì trước đó, đặc biệt là giữa các bộ lạc man rợ, tàn bạo như người Celts, nhưng khi người La Mã chinh phục gần hết châu Âu, đồ trang sức đã được thay đổi bởi các bè phái nhỏ lẻ đã phát triển các mẫu thiết kế của La Mã. Các vật phổ biến nhất ở thời kì đầu đế quốc La Mã là trâm cài đầu. Người La Mã sử dụng một cách đa dạng các vật liệu từ các nguồn tài nguyên phong phú trên khắp các lục địa cho trang sức của họ. Mặc dù họ sử dụng vàng, nhưng đôi khi họ cũng sử dụng đồng, hoặc xương, và trong thời gian trước đó, họ còn sử dụng cả ngọc trai và những hạt pha lê. Hình ảnh dưới đây là một sự minh họa cho sự ảnh hưởng của văn hóa phương Đông.
Vòng tay Hi Lạp cổ đại từ thế kỉ 1 trước công nguyên
Ngay từ 2000 năm trước đây, họ đã nhập khẩu ngọc bích đá quý Garnet ở Srilanka, kim cương Ấn Độ, và sử dụng ngọc lục bảo và đá hổ phách trong đồ trang sức của họ. Những người Ý đầu tiên chế tác vàng thô và tạo thành móc, dây chuyền, bông tai và vòng tay. Họ cũng chế tạo ra những mặt dây chuyền lớn hơn mà có thể chứa được cả nước hoa trong đó.
Mặt dây chuyền vàng lục giác 321 công nguyên

Cũng giống như người Hi Lạp, thông thường, mục đích của các đồ trang sức La Mã là để tránh khỏi “Evil Eye” (mắt quỷ) hoặc những ý nghĩ xấu xa từ những người xung quanh. Mặc dù phụ nữ đeo rất nhiều trang sức trên người đặc biệt là các mặt dây chuyền đá quý như Garnet, Topaz, Ngọc Bích, nhưng nam giới thường chỉ đeo một chiếc nhẫn ở ngón tay. Mặc dù họ mong muốn đeo ít nhất là một chiếc nhẫn, nhưng một vài người đàn ông La Mã lại đeo mỗi ngón tay một chiếc, trong khi những người khác có thể không đeo. Đàn ông và phụ nữ La Mã thường đeo những chiếc nhẫn với một viên đá được đính trên đó bằng sáp ong, và thực tế này vẫn được kéo dài tới tận thời trung cổ, khi các vị vua và quý tộc cùng sử dụng phương pháp này. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, các mẫu thiết kế đồ trang sức đã được tiếp thụ bởi các nước láng giềng và các bộ tộc. 
Đá thạch anh tím chạm khắc 212 công nguyên
Trung cổ
Sau La Mã, châu Âu tiếp tục phát triển các kĩ thuật làm đồ trang sức. Người Celts và Mê-rô-vê đặc biệt nổi tiếng với trang sức của họ, với chất lượng tương xứng thậm chí vượt hơn cả đế chế Byzantium. Móc quần áo, bùa hộ mệnh và cả những thứ nhỏ hơn như nhẫn ấn tín là những di vật phổ biến nhất chúng ta đã biết. Một ví dụ về Celtic đặc biệt nổi bật là trâm Tara. Vòng Torc được phổ biến khắp châu Âu như một biểu tượng của địa vị và quyền lực. Trước thế kỉ thứ 8, các loại vũ khí trang sức đã phổ biến với nam giới, trong khi những đồ trang sức khác (ngoại trừ nhẫn ấn tín) dường như trở thành phạm vi và vật sở hữu của phụ nữ. 
Khóa Mê-rô-vê
Những hàng hóa quan trọng tìm thấy trong khoảng thế kỉ 6 đến thế kỉ 7 gần Chalon-sur-Saône là một minh họa. Một cô gái trẻ được chôn với : 2 khóa bạc, một chiếc vòng cổ (với đồng tiền kim loại), vòng đeo tay, bông tai vàng, 1 cặp ghim cài tóc, lược và thắt lưng. Người Celts chuyên với những mẫu và thiết kế được duy trì từ trước, còn người Mê-rô-vê lại nổi tiếng nhất với hình động vật được cách điệu. Chúng không phải là nhóm duy nhất được biết đến với chất lượng sản phẩm cao. Lưu ý rằng những sản phẩm của người Visigoth được chỉ ra ở đây và rất nhiều những vật trang trí khác được tìm thấy ở nghĩa trang Sutton Hoo Suffolk, nước Anh là một ví dụ đặc biệt nổi tiếng. Trên lục địa, cloisonne và garnet có lẽ là phương pháp và đá quý tinh hoa của thời đại này.
Đồng thế kỉ thứ 6 hình đại bàng sử dụng cloisone và garnet

Người nối nghiệp phía đông của đế chế La Mã, đế chế Byzantine, đã tiếp tục phát triển rất nhiều các phương pháp của người La Mã mặc dù đề tài tôn giáo đã bắt đầu chiếm ưu thế. Không như người La Mã, người Franks, và người Celts, người Byzantium sử dụng lá vàng mỏng nhẹ thay vì vàng khối, và đặc biệt hơn là được đặt trong đá và đá quý. Như ở phương Tây, đồ trang sức Byzantium được đeo bởi những phụ nữ giàu có, còn đồ trang sức nam dường như bị hạn chế với nhẫn ấn tín. Giống như các nền văn hóa đương đại khác, đồ trang sức thường được chôn cùng với chủ nhân của nó.
Nhẫn cưới người Byzantine

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ phần 1???

Trang sức đá quý đã ra đời và có lịch sử từ rất lâu trước đây. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có một cách sử dụng khác nhau. Nó đã tồn tại hàng nghìn năm và mang lại rất nhiều hiểu biết trong cách làm việc của các nền văn hóa cổ đại.

Thời tiền sử:

Các dấu hiệu đầu tiên của đồ trang sức đến từ người dân châu Phi. Những hạt đã được đục lỗ cho thấy trang sức làm từ vỏ ốc đã được tìm thấy có niên đại 75.000 năm trước đây ở động Blombos. Ở kenya, tại Enkapune Ya Muto, chuỗi hạt làm từ vỏ trứng đà điểu tính đến nay đã được khoảng hơn 40.000 năm. Ở Nga, một chiếc vòng tay bằng đá và một chiếc cẩm thạch được cho là có tuổi tương đương nhau.



Một bộ trang sức thời tiền sử:

Sau đó, những người châu Âu hiện đại sớm đã có dây chuyền và vòng đeo tay thô của xương, răng, các hạt và đá treo trên mảnh dây hoặc dây gân của động vật, hoặc những mảnh xương đã được chạm khắc thường dùng để buộc quần áo lại với nhau. Trong một vài trường hợp, đồ trang sức có vỏ hoặc những mảnh khảm trai. Ở miền nam nước Nga, vòng tay làm từ ngà voi ma mút đã được tìm thấy. Tượng thần Venus của Hohle Fels có một lỗ thủng trên đầu, cho thấy rằng nó đã được sử dụng để đeo một vật trang sức nào đó.

Khoảng bảy nghìn năm trước đây, các dấu hiệu đầu tiên của đồ trang sức bằng đồng đã được tìm thấy. Vào tháng 10/2012, bảo tàng lịch sử cổ đại ở hạ Áo tiết lộ rằng họ đã tìm thấy một ngôi mộ của một thợ chuyên làm đồ nữ trang đá quý, điều này đã khiến các nhà khảo cổ phải có một cái nhìn mới về vai trò giới thời tiền sử sau khi nó chứng minh được rằng đó là của một nữ thợ làm kim hoàn, một nghề mà trước đây được cho là nghề độc quyền của nam giới.

Ai Cập

Các dấu hiệu đầu tiên của đồ trang sức ở Ai Cập cổ đại là khoảng ba đến năm nghìn năm trước đây. Những người Ai Cập ưa thích sự sang trọng, quý hiếm và tính thực thi của vàng hơn là những kim loại khác. Ở thời kì đồ đá Ai Cập, đồ trang sức sớm đã tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực tôn giáo trong cộng đồng. Họ mang trang sức trên người, và những món trang sức đó sẽ được chôn theo họ khi họ chết, hoặc được đặt ở giữa các hàng mộ của họ.




Vương miện Ai Cập năm 220 - 100 trước công nguyên

Cùng với đồ trang sức vàng, người Ai Cập đeo kính màu với đá bán quý. Màu sắc của mỗi đồ trang sức đều có ý nghĩa riêng. Ví dụ như, màu xanh lá cây là tượng trưng cho khả năng sinh sản. Ngọc lưu ly và bạc phải họ nhập từ bên ngoài biên giới của đất nước.

(Xem thêm: Đá quý theo cung hoàng đạo từ thời Hy lạp cổ đại)

Thiết kế của Ai Cập là phổ biến nhất trong các đồ trang sức của người Pho-ni-xi. Ngoài ra những thiết kế cổ của người Thổ Nhĩ Kì tìm thấy trong đồ trang sức Ba Tư đã cho thấy giao dịch thương mại giữa Trung Đông và châu Âu không phải là hiếm. Phụ nữ thường đeo vàng và bạc trong các dịp lễ.
Vùng Lưỡng Hà

Khoảng 5000 năm trước đây, nghề làm trang sức đã trở thành đã trở thành một nghề quan trọng ở các thành phố của vùng Lưỡng Hà. Các bằng chứng khảo cổ quan trọng nhất đến từ các nghĩa trang hoàng gia của Ur, nơi hàng trăm ngôi mộ có niên đại 2900 – 2300 trước công nguyên được khai quật, như ngôi mộ của Puabi chứa vô số các đồ được tạo bằng vàng, bạc và đá bán quý như vương miện ngọc lưu ly với những bức tượng vàng, dây chuyền đá quý và những châm cài đầu. Ở Assyria, đàn ông và phụ nữ đều đeo một lượng trang sức phong phú, bao gồm cả bùa hộ mệnh, lắc chân, dây chuyền và con dấu hình trụ.









Mảnh bát vàng thời Mesopotamian


Đồ trang sức ở vùng Lưỡng Hà có xu hướng được sản xuất từ lá kim loại mỏng và được tạo ra với một số lượng lớn các loại đá có màu sáng, chủ yếu là mã não, ngọc lưu ly, canelian và ngọc thạch anh. Hình dạng ưa thích bao gồm hình lá, xoắn ốc, hình nón và chùm nho. Các nhà thiết kế trang sức tạo ra các sản phẩm cả cho người và trang trí những bức tượng và thần tượng. Họ sử dụng một loạt các kĩ thuật gia công kim loại phức tạp, chẳng hạn như: cloisonne, chạm khắc, và nghiền mịn. Nhiều tài liệu phong phú và tỉ mỉ liên quan đến trao đổi và sản xuất đồ trang sức cũng đã được khai quật và phát hiện trên khắp các điểm khảo cổ ở Mesopotamian.

Xem thêm tại Trang chủ Victoria Jewelry

Địa chỉ : Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

Facebook: Trang sức đá quý Victoria Jewelry

Hotline : 0969 781 500

E-mail : sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

























Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Xu hướng trang sức đá quý năm 2016

Cho dù đó là một sự kết hợp kì cục, một viên đá nhiều màu sắc hoặc được cắt gọt bất thường thì xu hướng đá quý 2016 vẫn nổi bật trên tất cả.

Không nghi ngờ gì rằng, khi nói đến xu hướng trang sức, có thể thấy sự phổ biến của các loại đá quý màu đã tăng vọt. Theo Bonhams, giá mà trang sức đá quý màu đạt được đã tăng 2,2% trong 10 năm qua. Helen David, giám đốc thời trang tại điểm đến trang sức London sang trọng – Harrods, khẳng định rằng: “Đá quý màu sẽ tiếp tục hấp dẫn vô cùng với những khách hàng đang tìm kiếm một sự đầu tư vào trang sức đẹp với những mảnh bao gồm kim cương màu và những viên đá đa màu sắc không ngừng ngày càng phổ biến”.
Năm nay, đã có một xu hướng rất rõ ràng đối với trang sức đá quý màu, một mong muốn cho đá màu xanh. Các viên opal đen lung linh đặt trong trang sức Capri của bộ sưu tập Acte V của Louis Vuitton; những viên đá Paraiba mê hoặc đính thành chiếc nhẫn Chopard được công bố tại Paris Couture Week; chuỗi đá màu ngọc lam và ngọc xanh biển quanh cổ của Cate Blanchett tại giải Oscar đều nằm trong bộ sưu tập Tiffany Blue Book.

 Nhưng năm tới sẽ nắm giữ điều gì? “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy các xu hướng mẫu trang sức với các hình dạng có tổ chức, vết cắt và kết cấu thô”, Joanna Boyen – người điều hành thương hiệu trang sức Biiju cho biết. Biiju là thương hiệu trang sức được biết đến với dịch vụ cho phép người mua tùy chọn thiết kế online bằng cách lựa chọn các yếu tố đá quý bất kì. “Tôi nghĩ rằng nó sẽ trở nên rất thú vị, với nhiều loại đá khác thường đặt ở trung tâm. Hiện nay, khách hàng đã nhận thức rõ hơn và bắt đầu hướng tới chúng nhiều hơn. Những đồ trang sức cá nhân và riêng biệt này ngày càng được ủng hộ và nhiều nhu cầu được đặt ra”.
Một vài mẫu nhẫn đá quý thiên nhiên được thiết kế mới năm 2016 mang xu hướng lạ mắt, độc đáo với sự kết hợp đá to và đá nhỏ hay những viên đá nhỏ nhiều màu đan xen. Trang sức Victoria Jewelry cũng đang cho ra những mẫu nhẫn trang sức, mặt dây chuyền đính đá quý theo phong cách sang trọng, quý phái được gắn đá thiên nhiên 100%.
Dù lựa chọn của bạn về đá quý trong năm 2016 sẽ là kim cương trắng hay bất kì một loại đá quý màu nào khác, chỉ cần đảm bảo rằng bạn sẽ lựa chọn một thứ giúp bạn thật nổi bật trước đám đông.
Tham khảo: Cách đo size nhẫn của bạn cực kỳ dễ làm mà bạn không ngờ tới.
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry 

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.


Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

7 lí do tại sao bạn nên mua trang sức đá quý thiên nhiên

Đá quý thiên nhiên và những đồ trang sức kết hợp với chúng là một sự đầu tư lớn. Đá quý có những khiếm khuyết tự nhiên và có thể không được định hình một cách cân xứng. Ngược lại, đá quý nhân tạo gần như hoàn hảo, hoàn hảo trong hình dáng và chi phí ít hơn rất nhiều so với những mẫu đá tự nhiên tương tự chúng. Tuy nhiên, nhiều người thích mua đồ trang sức đá tự nhiên bởi nhiều lí do. Vấn đề môi trường, giá trị đầu tư và địa vị chỉ là một trong số những lí do khiến trang sức đá quý tự nhiên có nhu cầu cao như thế.
  •        Đá tự nhiên thân thiện với môi trường.
Trong một số trường hợp, đá tự nhiên đòi hỏi ít năng lượng để thực hiện, và mất ít phí đối với môi trường hơn là những trang sức làm bằng đá nhân tạo được sản xuất. Đá quý được sản xuất bởi các hoạt động khai thác mỏ nhỏ, chỉ cần được làm sạch, cắt và đánh bóng. Ngược lại, đá tổng hợp chất lượng cao đòi hỏi cần khai thác một viên đá quặng và thành lập một phòng thí nghiệm. Quá trình pha trộn năng lượng cùng với các phương pháp nung nóng và tan chảy cũng được sử dụng trong chế tác đá tổng hợp. Ngược lại, đá tự nhiên đi thẳng từ trong lòng đất qua một vài quá trình gia công thành trang sức. Các mặt dây chuyền nữ cao cấp đính đá quý tại Victoria Jewelry có nguồn gốc từ thiên nhiên 100% được bảo hành vĩnh viễn cam kết chất lượng đá quý

  •        Trang sức đá thiên nhiên là một sự kế thừa về chất lượng
Đá quý thiên nhiên có giá trị thực sự bởi chúng là những báu vật quý hiếm. Bởi vì chúng được làm từ những chất hiếm có nhất của trái đất và tồn tại trong một thời gian rất dài. Hai đặc điểm – giá trị và độ bền, là một trong số những điểm quan trọng nhất đối với một gia bảo. Những thợ kim hoàn thường kết hợp đá tự nhiên như ngọc lục bảo, ngọc bích(sapphire), và kim cương với vàng, bạch kim và bạc. Có nhiều ví dụ về trang sức đá tự nhiên cổ xưa được chế tác và kết hợp rất đẹp mắt được các thế hệ kế tiếp đánh giá cao.
  •        Mỗi viên đá thiên nhiên là một sự độc đáo riêng
Theo ngọc học, một viên đá tổng hợp có những đặc điểm rất giống với đá quý thiên nhiên, bao gồm: cấu trúc tinh thể, thành phần hóa học, chỉ số khúc xạ, trọng lượng riêng và các đặc tính khác. Tuy nhiên, trong khi công nghệ có thể giúp cho các nhà sản xuất tạo ra các viên đá tổng hợp hoàn hảo thì nhiều người sành đồ trang sức lại thích những viên đá tự nhiên có khiếm khuyết hơn. Khiếm khuyết nhỏ mà phải cần tới kính hiển vi mới phát hiện được lại là những phẩm chất làm cho mỗi viên đá tự nhiên trở thành một vật độc đáo. Hơn nữa, bởi vì đồ trang sức gắn đá quý tự nhiên hiếm hơn rất nhiều so với trang sức đá tổng hợp, do đó nó thường có giá trị hơn.

  •        Năng lượng của đá tự nhiên
Trong suốt nhiều thế kỉ, người ta đã cho là mỗi viên đá khác nhau đều có một năng lượng riêng. Một số viên đá ở dạng bột đã là thành phần trong các loại thuốc cổ xưa. Ví dụ, một thầy thuốc lành nghề xưa của Trung Quốc đã sử dụng ngọc trai cho nhiều loại thuốc xoa và nhựa thơm khác nhau trong các phương thuốc chữa bệnh của họ. Các nhà sản xuất mỹ phẩm cho da hiện nay cũng sử dụng ngọc trai trong các sản phẩm của họ. Thuốc hiện nay cũng sử dụng bột ngọc trai là một trong các chế phẩm canxi.
  •        Đá tự nhiên là một sự đầu tư tốt
Cũng giống như các kim loại quý, đá tự nhiên là một khoản đầu tư tốt. Các chuyên gia trong ngành công nghiệp đã báo cáo rằng các nhà đầu tư có thể đang mong đợi đá quý thiên nhiên sẽ tăng giá trị vào khoảng tỉ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ cho quy tắc này là cơ hội để thấy sự trở lại ấn tượng hơn trong việc đầu tư đô-la. Ví dụ, những người đầu tư vào đá quý màu xanh tím tự nhiên được gọi là tanzanite đã thấy một sự gia tăng đáng kể trong giá trị của nó khi chính phủ Tanzania bắt đầu điều tiết nguồn cung cấp vào khoảng đầu thế kỉ 21.
  •        Trang sức đá thiên nhiên là một nguồn cung hữu hạn
Cũng giống như dầu thô, nguồn đá quý thiên nhiên là hữu hạn, ngoại trừ ngọc trai. Khi nguồn cung cấp cạn kiệt, cơ hội để sở hữu một viên đá tự nhiên sẽ hạn chế hơn. Những người mua trang sức đá tự nhiên thực sự là đang giữ một vật độc đáo của hành tinh mà nó có thể chỉ tồn tại như một kết quả hoàn tất của  quá trình địa chất.
  •       Trang sức đá quý thiên nhiên như một biểu tượng của địa vị
Ở thời Roma cổ, đeo trang sức nhẫn đá quý đã được giới hạn theo cấp bậc. Trong thời Trung cổ, người châu Âu đã dành riêng đá quý trang trí cho Hoàng gia. Nói chung, càng giàu có thì càng có khả năng đeo những trang sức đá quý có giá trị cao hơn. Điều này cũng đúng với ngày nay. Tuy nhiên, việc sản xuất rộng rãi đá quý tổng hợp rẻ tiền hơn làm cho việc khẳng định địa vị của mình khi đeo trang sức đá quý thiên nhiên trở nên khó khăn. Bởi vì rất nhiều mảnh đá tự nhiên không thể phân biệt với đá tổng hợp mà không dùng tới kính hiển vi, không ai biết đó là đá tự nhiên hay nhân tạo. Điều này làm giảm tác động xã hội tới việc đeo một viên đá tự nhiên, có lẽ để giữ một thế giới công bằng và phát triển. 

Tham khảo nhiều mẫu trang sức đá tự nhiên đẹp và sang trọng tại trang chủ của Victoria Jewelry: http://da-quy-victoria.vn/


Victoria Jewelry bảo hành đá quý trang sức trọn đời nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm. 
Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
E-mail: sale.daquy.victoria@gmail.com