Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 4

Đồ trang sức bao gồm các vật trang trí nhỏ đeo nhằm tô điểm nét đẹp của cá nhân, chẳng hạn như trâm cài, vòng, nhẫn, dây chuyền, bông tai và vòng tay. Đồ trang sức có thể được gắn lên cơ thể hoặc quần áo. Trong nhiều thế kỉ, đồ trang sức được kết hợp với đá quý, có khi là vỏ hoặc là nhiều vật liệu khác. Qua thời gian, các hình thức, kiểu dáng trang sức thay đổi theo thị hiếu và mong muốn của người đeo chúng. Ở các phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về trang sức thời kì tiền sử, cổ đại, trung cổ. Bắt đầu từ phần 4 này, cùng Victoria Jewelry tìm hiểu về trang sức thời kì cận đại tới hiện đại nhé.

Thời kì phục hưng
Thời kì phục hưng và cả những cuộc thám hiểm đã có những sự tác động đáng kể đến sự phát triển của đồ trang sức ở châu Âu. Vào thế kỉ 17, những cuộc thám hiểm và trao đổi thương mại tăng lên làm cho tính khả dụng của các loại đá quý và sự tiếp xúc với nghệ thuật của các nền văn hóa khác cũng tăng lên. Trong khi việc chế tác vàng và kim loại đã là đứng đầu trong ngành trang sức thời kì đó, thì thời kì này sự thống trị của đá quý và các thiết kế với đá quý lại tăng đột biến. Một ví dụ cho điều này là Cheapside Hoard, hàng hóa của một thợ kim hoàn đã được giấu ở London trong suốt thời kì Commonwealth và mãi đến năm 1912 nó mới được tìm thấy. Nó bao gồm : ngọc lục bảo Colombia, topaz, amazonit từ Brazil, spinel, lolite và chrysoberyl từ Srilanka, ruby từ Ấn Độ, ngọc lưu ly từ Afganistan, ngọc lam Ba Tư, peridot Biển Đỏ, cũng như opal, garnet và thạch anh tím Bohemian và Hungary. Những viên đá lớn thường được đặt trong mặt chiếc nhẫn đã được tráng men. Đáng chú ý trong số các thương nhân của thời kì này là Jean-Baptiste Tavernier, người đã mang viên đá tiền thân của Hope Diamond sang Pháp năm 1660.
Trang sức đá chạm khoáng chất xac-đơ-nic
Khi Napoleon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế Pháp năm 1804, ông đã làm hồi sinh phong cách và sự lớn mạnh của thời trang và trang sức của Pháp. Dưới sự cai trị của Napoleon, những thợ làm trang sức đã giới thiệu những bộ trang sức kết hợp đá quý thiên nhiên, chẳng hạn như một chiếc vương miện kim cương, bông tai kim cương, nhẫn kim cương, trâm kim cương và một chiếc vòng cổ kim cương (Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về kim cương). Cả hai bà vợ của Naponeon đều có những bộ trang sức kết hợp đẹp như thế này và thường xuyên đeo chúng. Một xu hướng thời trang cũng được hồi sinh bởi Napoleon là trang sức đá chạm. Ngay sau khi vương miện trang trí đá chạm của ông được trưng bày, trang sức đá chạm đã rất được ưa chuộng. Thời kì này cũng đã chứng kiến những giai đoạn đầu của đồ nữ trang giả. Điều khoản mới đã được đặt ra để phân biệt các kỹ xảo : thợ kim hoàn chế tác các vật liệu rẻ hơn gọi là bijoutiers, thợ kim hoàn chế tác với các vật liệu đắt hơn gọi là joailliers và điều này vẫn tiếp tục duy trì cho đến tận ngày nay.

Thời kì chủ nghĩa lãng mạn
Bắt đầu từ cuối thế kỉ 18, chủ nghĩa lãng mạn đã có một tác động sâu sắc đến sự phát triển của đồ trang sức tây. Có lẽ những ảnh hưởng quan trọng nhất là niềm đam mê của công chúng với những kho báu được phát hiện thông qua sự ra đời của ngành khảo cổ hiện đại và một niềm đam mê với nghệ thuật thời Trung cổ và Phục hưng. Thay đổi điều kiện xã hội và sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp xã hội cũng dẫn đến sự phát triển của tầng lớp trung lưu – những người mong muốn và có đủ khả năng mua được trang sức. Kết quả là, việc sử dụng các quy trình công nghiệp, hợp kim giá rẻ và vật phẩm thay thế đá dẫn đến sự phát triển của nữ trang giả và thủy tinh giả kim cương.
Ngành kim hoàn vẫn tiếp tục phát triển theo hướng đã phân loại, tuy nhiên, những nhân vật giàu có luôn muốn tìm kiếm những thứ trang sức riêng biệt không giống bao người khác, không chỉ đơn giản là sử dụng các kim loại và đá quý, mà còn sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến, cao cấp để chế tác ra nhẫn gắn đá quý hay mặt dây chuyền mạ vàng đẹp cao cấp. Một trong những nghệ nhân là thợ kim hoàn người Pháp - François-Désiré Froment-Meurice. Một loại hình duy nhất cho giai đoạn này và khá phù hợp với triết lí của chủ nghĩa lãng mạn là trang sức tang. Nó có nguồn gốc ở Anh, bởi người ta thường thấy nữ hoàng Victoria thường đeo trang sức màu đen sau cái chết của Hoàng tử Albelt, và nó cho phép người đeo nó tiếp tục mang trên mình khi muốn thể hiện trạng thái tang tóc trước sự ra đi của một người thân yêu.
Trang sức tang dưới hình thức một chiếc trâm cài đầu, thế kỉ 19

Ở Hoa Kì, giai đoạn này chứng kiến sự thành lập của Tiffany.Co bởi Charles Lewis Tiffany. Tiffany đã đưa Hoa Kì lên bản đồ thế giới trong lĩnh vực trang sức và tạo ra những trang sức rực rỡ đáng kinh ngạc cho những người như vợ của Tổng thống Abraham Lincoln. Sau đó, nó lại càng trở nên nổi tiếng với bộ phim Ăn sáng ở Tiffany. Ở Pháp, Pierre Cartier thành lập Cartier SA vào năm 1847, và năm 1887 chứng kiến sự ra đời của Bulgari ở Ý. Các hãng sản xuất hiện đại ra đời, bước ra khỏi sự bảo trợ và thợ thủ công cá thể.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự hợp tác đầu tiên giữa phương Đông và phương Tây. Sự hợp tác đầu tiên ở Pforzheim giữa các nghệ sĩ Đức và Nhật Bản đã dẫn đến những mảng shakudo được đặt vào các đồ trang sức vàng bạc tạo bởi hãng Stoeffler năm 1885. Có lẽ, sự kết thúc quan trọng – một quá trình chuyển đổi phù hợp với các giai đoạn sau – là những sáng tạo bậc thầy của nghệ sĩ Nga - Peter Carl Fabergé làm việc cho cung điện Hoàng gia Nga, mà những mảnh trang sức và vỏ trứng của ông ấy vẫn được coi là hình mẫu của nghệ thuật kim hoàn. 

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Trang sức đá quý Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.