Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Trang sức đá quý có từ bao giờ? PHẦN 3

La Mã
Mặc dù công việc làm đồ trang sức rất phong phú, đa dạng trong thời kì trước đó, đặc biệt là giữa các bộ lạc man rợ, tàn bạo như người Celts, nhưng khi người La Mã chinh phục gần hết châu Âu, đồ trang sức đã được thay đổi bởi các bè phái nhỏ lẻ đã phát triển các mẫu thiết kế của La Mã. Các vật phổ biến nhất ở thời kì đầu đế quốc La Mã là trâm cài đầu. Người La Mã sử dụng một cách đa dạng các vật liệu từ các nguồn tài nguyên phong phú trên khắp các lục địa cho trang sức của họ. Mặc dù họ sử dụng vàng, nhưng đôi khi họ cũng sử dụng đồng, hoặc xương, và trong thời gian trước đó, họ còn sử dụng cả ngọc trai và những hạt pha lê. Hình ảnh dưới đây là một sự minh họa cho sự ảnh hưởng của văn hóa phương Đông.
Vòng tay Hi Lạp cổ đại từ thế kỉ 1 trước công nguyên
Ngay từ 2000 năm trước đây, họ đã nhập khẩu ngọc bích đá quý Garnet ở Srilanka, kim cương Ấn Độ, và sử dụng ngọc lục bảo và đá hổ phách trong đồ trang sức của họ. Những người Ý đầu tiên chế tác vàng thô và tạo thành móc, dây chuyền, bông tai và vòng tay. Họ cũng chế tạo ra những mặt dây chuyền lớn hơn mà có thể chứa được cả nước hoa trong đó.
Mặt dây chuyền vàng lục giác 321 công nguyên

Cũng giống như người Hi Lạp, thông thường, mục đích của các đồ trang sức La Mã là để tránh khỏi “Evil Eye” (mắt quỷ) hoặc những ý nghĩ xấu xa từ những người xung quanh. Mặc dù phụ nữ đeo rất nhiều trang sức trên người đặc biệt là các mặt dây chuyền đá quý như Garnet, Topaz, Ngọc Bích, nhưng nam giới thường chỉ đeo một chiếc nhẫn ở ngón tay. Mặc dù họ mong muốn đeo ít nhất là một chiếc nhẫn, nhưng một vài người đàn ông La Mã lại đeo mỗi ngón tay một chiếc, trong khi những người khác có thể không đeo. Đàn ông và phụ nữ La Mã thường đeo những chiếc nhẫn với một viên đá được đính trên đó bằng sáp ong, và thực tế này vẫn được kéo dài tới tận thời trung cổ, khi các vị vua và quý tộc cùng sử dụng phương pháp này. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, các mẫu thiết kế đồ trang sức đã được tiếp thụ bởi các nước láng giềng và các bộ tộc. 
Đá thạch anh tím chạm khắc 212 công nguyên
Trung cổ
Sau La Mã, châu Âu tiếp tục phát triển các kĩ thuật làm đồ trang sức. Người Celts và Mê-rô-vê đặc biệt nổi tiếng với trang sức của họ, với chất lượng tương xứng thậm chí vượt hơn cả đế chế Byzantium. Móc quần áo, bùa hộ mệnh và cả những thứ nhỏ hơn như nhẫn ấn tín là những di vật phổ biến nhất chúng ta đã biết. Một ví dụ về Celtic đặc biệt nổi bật là trâm Tara. Vòng Torc được phổ biến khắp châu Âu như một biểu tượng của địa vị và quyền lực. Trước thế kỉ thứ 8, các loại vũ khí trang sức đã phổ biến với nam giới, trong khi những đồ trang sức khác (ngoại trừ nhẫn ấn tín) dường như trở thành phạm vi và vật sở hữu của phụ nữ. 
Khóa Mê-rô-vê
Những hàng hóa quan trọng tìm thấy trong khoảng thế kỉ 6 đến thế kỉ 7 gần Chalon-sur-Saône là một minh họa. Một cô gái trẻ được chôn với : 2 khóa bạc, một chiếc vòng cổ (với đồng tiền kim loại), vòng đeo tay, bông tai vàng, 1 cặp ghim cài tóc, lược và thắt lưng. Người Celts chuyên với những mẫu và thiết kế được duy trì từ trước, còn người Mê-rô-vê lại nổi tiếng nhất với hình động vật được cách điệu. Chúng không phải là nhóm duy nhất được biết đến với chất lượng sản phẩm cao. Lưu ý rằng những sản phẩm của người Visigoth được chỉ ra ở đây và rất nhiều những vật trang trí khác được tìm thấy ở nghĩa trang Sutton Hoo Suffolk, nước Anh là một ví dụ đặc biệt nổi tiếng. Trên lục địa, cloisonne và garnet có lẽ là phương pháp và đá quý tinh hoa của thời đại này.
Đồng thế kỉ thứ 6 hình đại bàng sử dụng cloisone và garnet

Người nối nghiệp phía đông của đế chế La Mã, đế chế Byzantine, đã tiếp tục phát triển rất nhiều các phương pháp của người La Mã mặc dù đề tài tôn giáo đã bắt đầu chiếm ưu thế. Không như người La Mã, người Franks, và người Celts, người Byzantium sử dụng lá vàng mỏng nhẹ thay vì vàng khối, và đặc biệt hơn là được đặt trong đá và đá quý. Như ở phương Tây, đồ trang sức Byzantium được đeo bởi những phụ nữ giàu có, còn đồ trang sức nam dường như bị hạn chế với nhẫn ấn tín. Giống như các nền văn hóa đương đại khác, đồ trang sức thường được chôn cùng với chủ nhân của nó.
Nhẫn cưới người Byzantine

Địa chỉ: Tầng 2, số 91 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0969 781 500
Website: Victoria Jewelry
E-mail: sale.daquyvictoria@gmail.com

Trang sức đá quý Victoria Jewelry

BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI TẤT CẢ SẢN PHẨM

khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.